Tạo bài viết thảo luận

Chuyên mục Bài viết Cộng tác viên được Hướng nghiệp 4.0 CDM lập ra, là nơi  các anh chị, các bạn chia sẻ các trải nghiệm, hướng dẫn, các suy nghĩ trong quá trình lựa chọn nghề nghiệp.

Bài viết được đăng sẽ được nhận nhuận bút.

Bài viết xin gửi về email:  cdm@huongnghiepcdm.edu.vn. Xin trân trọng cám ơn những đóng góp, chia sẻ của quý anh chị và các bạn.

FOMO - một hiệu ứng tâm lý ám chỉ những người sợ bỏ mất cơ hội. FOMO trong quá trình lựa chọn ngành học, một bước ngoặt định hướng tương lai thì sao?  Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết của bạn Mon Huỳnh gửi về cho Hướng nghiệp 4.0 CDM nhé!

1.FOMO là gì?

Thời gian gần đây các bạn trẻ Gen Z rất hay truyền tai nhau về triệu chứng FOMO - là từ viết tắt của cụm từ Fear Of Missing Out, một hiệu ứng tâm lý ám chỉ những người sợ bỏ mất cơ hội.

2. FOMO trong quá trình lựa chọn ngành học, một bước ngoặt định hướng tương lai thì sao? 

Khi bạn giỏi các môn Tự nhiên, đa số các bạn sẽ lựa chọn học khối A, khối B theo tiếng gọi mạnh mẽ của trực giác. Còn khi bạn giỏi các môn Xã hội, chắc hẳn bạn sẽ chọn các khối C,D,.. theo tiếng gọi của con tim ấm áp và đầu óc sáng tạo. 

Và lỡ vô tình may mắn thay bạn loại thuộc một trong Top giỏi cả hai hoặc “lưng chừng hạnh phúc” không bén duyên với môn nào thì sao… Ắt hẳn đây là lúc sự phân vân của bạn sẽ dâng trào đỉnh điểm, sợ rằng lựa chọn ngành này, sẽ bỏ lỡ ngành kia, nỗi sợ lựa chọn ngành mình yêu thích sẽ không phải là ngành có đầu ra tốt,... Vậy nếu gặp trường hợp như trên, bạn nên làm gì?

Hãy giải quyết FOMO khi chọn ngành, bằng cách: 

  • BƯỚC 1: TÌM HIỂU 
  • BƯỚC 2: ĐẶT NHỮNG CÂU HỎI CHẤT LƯỢNG & TRẢ LỜI HỢP LÝ

Bạn đang thắc mắc, mình nên tìm hiểu điều gì, ở đâu? Hỏi ai mới chuẩn, câu trả lời sao mới đúng? Vậy hãy thử xem qua một vài gợi ý sau đây  để cùng tìm ra giải pháp nhé.

3.Bạn cần HIỂU: BẠN THÍCH GÌ & GIỎI GÌ?

Có phải bạn đang nghĩ, điều bạn thích và cái bạn giỏi là một môn học nào đó bạn đạt được điểm số cao. Không hẳn đâu, sự cao thấp điểm số các môn học tại trường chỉ đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức được dạy của các bạn Nhưng ở trường đời, ở công việc, cái bạn cần phải biết là: Bạn có những kỹ năng gì để giúp ích công việc từ môn học bạn thích ở trường, nó có tiềm năng trở thành THẾ MẠNH cho bạn bước vào đời hay không?

 

  • Nếu bạn giỏi chụp ảnh, canh sáng, canh góc, phối màu để có được những bức ảnh triệu like nhưng môn vật lý về khúc xạ ánh sáng lại bị điểm thấp..
  • Bạn sáng tạo được content tốt cho kênh Tiktok có được hàng trăm, nghìn người theo dõi nhưng bài tập phân tích văn học lại không được đánh giá cao.

Lúc này bạn sẽ lo lắng: tại sao trên thực tiễn khi áp dụng kỹ năng của các môn học ấy bạn đã làm rất tốt, nhưng trong trường lớp điểm số chưa cao, bạn không biết rằng mình có thực sự có điểm mạnh về phần nào. Hãy yên tâm, vì thang điểm 10 chỉ là “kết quả dễ dàng nhìn thấy được”. Khi bạn đã “di dời” được những kiến thức này ra được ngoài xã hội  và áp dụng được chúng bằng những kỹ năng  được mang tiếng là “tài lẻ”, thì tại sao chúng ta không ngần ngại chứng minh rằng dù việc bạn giỏi về điểm số hay qua những kỹ năng thực tế thì đây đều là điểm mạnh cho bạn. Đó là tiền đề để bạn sẽ có những đóng góp Hữu dụng và Giá trị cho xã hội. Do đó, hãy mạnh dạn cân nhắc đến những ngành nghề liên quan đến Điểm mạnh này.

4. Bạn cần biết “XÃ HỘI CÓ GÌ VÀ CẦN GÌ?”

Bước tiếp theo, sau khi thật sự thấu hiểu bản thân mình THÍCH GÌ & GIỎI GÌ, Bạn cũng cần phải biết “XÃ HỘI CÓ GÌ VÀ CẦN GÌ?”Câu trả lời là XÃ HỘI có THỊ TRƯỜNG và cần NGÀNH NGHỀ

 

Thị trường là một bức tranh toàn cảnh về khả năng có được công việc của bạn sau khi tốt nghiệp. Hãy thử tìm hiểu về khả năng CUNG - CẦU của thị trường ngành nghề mà bạn theo đuổi, xem thêm cả những bảng mô tả tuyển dụng công việc thật kỹ càng để bạn có thể hình dung rõ nét về một ngày làm việc của công việc bạn ước mơ có đang như bạn đang mơ ước. 

Ngành nghề là một trong những keyword mà các bạn học sinh hay tìm kiếm thông qua độ hot của nó trên thị trường tuyển dụng trong vài năm gần nhất. Các bạn dễ mắc sai “ngành” chỉ vì nghe nó “rất hay, rất ngầu, rất sang” mà không quan tâm rằng bản thân mình có phù hợp và liệu bạn có nên theo đuổi nó.

5. Vậy làm sao để biết ngành nghề bạn yêu thích có tận dụng những điểm mạnh của bạn hay không?

Trước hết, hãy đặt 3 câu hỏi sau về việc theo học một ngành nghề 

  • Học về cái gì?
  • Sẽ có những môn học nào?
  • Mình có khả năng và muốn học nó hay không?

Ví dụ như: Mình đang học ngành Quản trị Công nghệ Truyền thông.

  • Được học về các kiến thức, vận dụng kỹ năng về sản xuất, phát triển, quản trị và kinh doanh các sản phẩm truyền thông phục vụ cho nhu cầu công việc tại các cơ quan báo chí, đài phát thanh, truyền hình, công ty quảng cáo, tổ chức sự kiện, giải trí đa phương tiện nghe nhìn khác.
  • Mình sẽ học các môn như: Cảm thụ nghệ thuật nghe nhìn, Tổng quan về truyền thông, dẫn nhập ngôn ngữ và hình ảnh, Hệ thống quản lý và sản xuất thiết bị nghe nhìn,…
  • Mình đã là sinh viên năm 4 chuẩn bị tốt nghiệp và quá trình học cho thấy mình đã chọn đúng ngành mình yêu thích rồi đấy, nhả vía chọn ngành cho các bạn nhé! Còn nếu các bạn chưa vào học, bạn có thể tìm hiểu về những khả năng, tố chất để học và làm tốt công việc trong ngành để xem khả năng của mình có phù hợp với ngành học không nhé.

6.  Hãy tin tưởng chính mình

Và bước cuối cùng, rất đơn giản nhưng cũng vô cùng quan trọng, đó là “HÃY TIN TƯỞNG CHÍNH MÌNH”

Trên thế giới có hơn 7 tỷ người và bạn là bản thể duy nhất, bạn được sinh ra với một tài năng thiên bẩm riêng, đóng góp những giá trị cũng rất riêng, chỉ thuộc về bạn. Bạn sẽ không thể và không bao giờ là chiếc bóng của bất kỳ ai. 

Vì vậy, với tuổi trẻ này, bạn có đủ thời gian để HIỂU để YÊU và để TIN con đường phát triển của BẢN THÂN mình cho hiện tại và tương lai sáng lạng sau này là hướng đi PHÙ HỢP NHẤT chỉ dành riêng cho bạn.

Mon Huỳnh

 

Tạo bài viết thảo luận
Chọn ngành nghề theo mô hình Big Five

Chọn ngành nghề theo mô hình Big Five

23-06-2022
Tư duy phản biện, xóa bỏ thiên kiến (phần 2)

Tư duy phản biện, xóa bỏ thiên kiến (phần 2)

05-11-2022
CÁC BƯỚC VÀ NHỮNG LƯU Ý KHI CHỌN TRƯỜNG

CÁC BƯỚC VÀ NHỮNG LƯU Ý KHI CHỌN TRƯỜNG

17-06-2022
Những ngành mới của thời đại cách mạng công nghiệp 4.0

Những ngành mới của thời đại cách mạng công nghiệp 4.0

14-07-2022
Sinh viên nên làm thêm thế nào cho hiệu quả?

Sinh viên nên làm thêm thế nào cho hiệu quả?

16-02-2023
Gần gũi ngành nghề - Sâu xa tính cách

Gần gũi ngành nghề - Sâu xa tính cách

14-10-2022