Tạo bài viết thảo luận

Chuyên mục Bài viết Cộng tác viên được Hướng nghiệp 4.0 CDM lập ra, là nơi  các anh chị, các bạn chia sẻ các trải nghiệm, hướng dẫn, các suy nghĩ trong quá trình lựa chọn nghề nghiệp.

Bài viết được đăng sẽ được nhận nhuận bút.

Bài viết xin gửi về email:  cdm@huongnghiepcdm.edu.vn

Big Five - mô hình tâm lý là kết quả nghiên cứu và phát triển bởi nhiều nhà khoa học trên thế giới, tiên phong là hai nhà tâm lý học Paul Costa và Robert McRae thuộc Viện Y Tế Quốc Gia Mỹ gồm các câu hỏi (bài trắc nghiệm).

Ưu điểm của mô hình Big Five là không dán nhãn tính cách cố định thuộc loại nào cho từng người mà cho rằng trong tính cách của mỗi người sẽ đều có 5 yếu tố lớn với nhũng mức độ khác nhau và .mô hình Big Five này là xác định được mức độ biểu hiện của từng yếu tố này.

Ngày nay, mô hình Big Five được sử dụng rộng rãi trong việc khám phá bản thân, các nhà tuyển dụng, nhà huấn luyện và đào tạo nhân sự. Vậy học sinh, sinh viên chúng ta sẽ áp dụng mô hình  này như thế nào trong việc tìm kiếm ngành nghề thích hợp cho bản thân mình? Hãy cùng nhau tìm hiểu trong bài viết do bạn Bảo Hân gửi về cho Hướng nghiệp CDM nhé!

1.Năm yếu tố của Big Five (OCEAN)

Năm yếu tố (đặc điểm) tính cách trong Big Five là một tập hợp các mô tả về phẩm chất cá nhân của bạn bao gồm cảm xúc và cách bạn hoạt động trong những tình huống nhất định và khi tập hợp năm yếu tố sẽ được từ “OCEAN”. Tuy tính cách thường sẽ thiên về một đặc điểm cụ thể nhưng các đặc điểm khác đều tồn tại cùng lúc bên cạnh đặc điểm chính với những mức độ khác nhau. Năm yếu tố bao gồm:

Năm yếu tố trong mô hinh Big Five

Kết quả của bài kiểm tra cho thấy thang điểm (mức độ) của từng yếu tố trong bản thân của mỗi người.

Sau khi làm bài kiểm tra, bạn có thể thấy đặc điểm chính của mình thiên về những yếu tố nào và tham khảo kết quả dưới đây nhé

2. Openness (Cởi mở)

Nhóm người này sẽ có tính cách thích mạo hiểm, thích du lịch, ham học hỏi và họ luôn bị cuốn hút bởi những điều mới lạ. Đây là những người sẵn lòng tìm hiểu những điều mới bởi sự tò mò của họ, và họ cũng chứa đầy sự sáng tạo và trí tưởng tượng bên trong bộ não của mình. Thích một môi trường luôn có sự đổi mới và cảm thấy bị gò bó, trói buộc trong hoàn cảnh được lặp đi lặp lại qua ngày. Nếu bạn là một học sinh, sinh viên hay đưa ra những ý tưởng táo bạo và mới lạ ở trong lớp học; thích vẽ vời, viết lách, chụp ảnh và có hứng thú đối với nghệ thuật,... thì đây sẽ là nhóm tính cách của bạn:

Một số ngành nghề phù hợp với nhóm tính cách này: thiết kế, người sáng tạo nội dung, nghiên cứu khoa học, hướng dẫn viên du lịch...

3. Conscientiousness (Tận tâm)

Những người thuộc tính cách này có tính kỷ luật rất cao, một khả năng tập trung cực tốt, tính kỹ càng trong công việc, họ cũng chăm chỉ hơn và luôn phấn đấu hết mình để đạt được mục tiêu của bản thân mình. Thường người tận tâm sẽ lập cho mình một kế hoạch cho hầu hết những chuyện diễn ra hằng ngày xung quanh họ vậy nên họ sẽ khó chấp nhận những rủi ro. Người tận tâm là những thành phần tạo được sự tin tưởng, tín nhiệm cao từ những người xung quanh họ. Mỗi khi được đảm nhận trọng trách, nhiệm vụ hay công việc mà thầy, cô, gia đình hay thậm chí cả bạn bè bạn cũng sẽ dành hết công sức để hoàn thành nó một cách chỉn chu bằng hết khả năng của mình.

Một số ngành nghề phù hợp với nhóm tính cách này: kế toán, quản lý, doanh nhân, chính trị gia, bác sĩ, nhà tư vấn,...

4. Extroversion (Hướng ngoại)

Năng lượng của người hướng ngoại sẽ được cung cấp từ môi trường bên ngoài nên khi họ ở thế giới bên ngoài sẽ có xu hướng làm nhiều hoạt động hơn và luôn luôn tràn đầy năng lượng. Họ sẽ rất nhiệt tình, hòa đồng, rất thân thiện, và là người có thiên hướng về hành động nhiều hơn với tính quyết đoán trong mọi quyết định rất cao. Nếu bạn thích quen biết nhiều bạn bè hơn không chỉ là những người có cùng độ tuổi, thích mở rộng các mối quan hệ xung quanh bản thân mình; thích làm việc nhóm và muốn trở thành một thành viên của một nhóm thì đây là một trong những yếu tố góp phần xác định bạn chính là người hướng ngoại.

Một số ngành nghề phù hợp với nhóm tính cách này: tổ chức sự kiện, quan hệ công chúng, marketing, báo chí... 

5. Agreeableness (Dễ chịu)

Bạn thường xuyên được người thân của mình như: bạn bè, thầy cô, gia đình dành cho những lời khen như: chu đáo, tốt bụng, hào phóng,... Mọi người xung quanh bạn đều dành cho bạn một niềm tin và xem bạn là một người rất đáng để tin cậy. Ngoài ra, nhóm tính cách này cũng có một trái tim cực kỳ ấm áp với những sự quan tâm,vị tha, đồng cảm và lo lắng cho người khác cùng với một suy nghĩ rất tích cực về cuộc sống hằng ngày. Họ cũng là người có khả năng thỏa hiệp và tạo sự hòa hợp giữa những cá nhân, nên nếu bạn là người thường xuyên được giao cho trọng trách hàn gắn những mối quan hệ như trong một nhóm bạn bè, lớp học thì kết quả của bạn ở yếu tố này thường cao.

Một số ngành nghề phù hợp với nhóm tính cách này: quản trị nhân sự, chuyên gia về nguồn lực, giáo viên tiểu học, y tá, cố vấn, nhà sáng lập hoặc thành viên của tổ chức phi lợi nhuận...

6. Neuroticism (Nhạy cảm)

Cảm xúc của những người thuộc nhóm tính cách này có phần không ổn định, thất thường. Hay suy nghĩ tiêu cực về những điều đã trải qua, dễ dàng buồn bã, lo âu, nổi nóng với những người xung quanh; có khuynh hướng tiêu cực dễ lo lắng và trầm cảm; được coi là dễ phản ứng và tổn thương với những điều kiện căng thẳng nào. Tuy nhiên họ lại chính là những người kiên cường nhất trong số 5 nhóm tính cách trên đây, và có thể nhận biết cảm xúc của người khác một cách nhanh chóng.

Một số ngành nghề phù hợp với nhóm tính cách này: nhà văn, họa sĩ, nhà thiết kế tự do, Freelancer (các công việc tự do)…

Mỗi người sẽ có đặc điểm nổi trội trong tính cách khác nhau

Lời kết:  

Nhận biết về bản thân là một trong những bước để chọn ngành nghề phù hợp nên trắc nghiệm Big Five là một trong những phương pháp giúp bạn tìm hiểu về tính cách bản thân. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng  Big Five cũng chỉ là một bài trắc nghiệm mang tính tham khảo. Sau khi có kết quả bạn cần đối chiếu lại với nhận thức của mình về bản thân, các nhận xét của người xung quanh về mình để có cái nhìn đúng đắn nhất. Ưu điểm của trắc nghiệm Big Five là tránh dán nhãn cho bất cứ ai nên bạn cũng đừng hình thành định kiến cho bản thân nhé.

Các ngành nghề đưa ra ở trên hoàn toàn mang tính tham khảo. Như bạn đã biết, mỗi ngành học có thể làm nhiều nghề, mỗi nghề lại có những vị trí khác nhau và thích hợp với nhiều tính cách khác nhau. Vì vậy, các gợi ý ngành nghề trên chỉ là bước đầu, nếu bạn quan tâm đến ngành nghề nào, cần tìm hiểu sâu về các nghề, vị trí công việc, nấc thang nghề nghiệp, môi trường làm việc sau khi tốt nghiệp.

Bảo Hân

 

Tạo bài viết thảo luận
Tốt nghiệp đại học… rồi sao nữa?

Tốt nghiệp đại học… rồi sao nữa?

07-08-2022
3 ĐỊNH KIẾN CẢN TRỞ BẠN LỰA CHỌN NGÀNH NGHỀ NHƯ MONG MUỐN

3 ĐỊNH KIẾN CẢN TRỞ BẠN LỰA CHỌN NGÀNH NGHỀ NHƯ MONG MUỐN

23-08-2022
“Đãi cát tìm vàng” - làm sao để tìm thấy chìa khóa giữa… “một rừng” thông tin về hướng nghiệp?

“Đãi cát tìm vàng” - làm sao để tìm thấy chìa khóa giữa… “một rừng” thông tin về hướng nghiệp?

01-12-2022
Những ngành mới của thời đại cách mạng công nghiệp 4.0

Những ngành mới của thời đại cách mạng công nghiệp 4.0

14-07-2022
ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP THEO IKIGAI

ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP THEO IKIGAI

13-06-2022
Trải nghề qua...Anime - Manga

Trải nghề qua...Anime - Manga

21-12-2022