Tạo bài viết thảo luận

Mới đây Vụ Giáo dục Đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) vừa có phân tích về tỷ lệ đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1 của thí sinh xét tuyển Đại học năm 2021 so với tổng chỉ tiêu mỗi nhóm ngành. Trong đó, Báo chí và thông tin chiếm 311,65%, đứng thứ 2 trong tổng số các khối ngành. Vì sao tỷ lệ chọn của thí sinh lại cao ngất ngưởng?

Hiểu như thế nào về Báo chí?

Báo chí là một ngành học xã hội chuyên cung cấp thông tin một cách định kỳ hoặc được cập nhật liên tục về các sự vật, hiện tượng, con người và các vấn đề mà xã hội quan tâm. Phương thức truyền tải của báo chí ngày nay khá đa dạng dưới nhiều hình thức khác nhau như: báo giấy, báo nói (radio), truyền hình và báo điện tử. Chính vì vậy, nội dung thông tin không còn gói gọn ở dạng chữ viết mà còn là hình ảnh, các video, âm thanh....

Một số chuyên ngành trong Báo chí luôn thu hút đông đảo thí sinh ở các kỳ tuyển sinh Đại học: Báo in; Báo truyền hình, Báo phát thanh; Báo mạng điện tử, Ảnh báo chí, Quay phim truyền hình…

Sinh viên ngành Báo chí sẽ được tiếp cận với lượng kiến thức đa dạng và chuyên sâu về ngành như: cơ sở lý luận, ngôn ngữ báo chí, văn hóa truyền thông, tâm lý học báo chí - truyền thông, luật pháp và đạo đức báo chí… Ngoài ra, với quá trình học tập lý thuyết, sinh viên sẽ được tiếp cận thực tiễn với những mô hình phân tích các tác phẩm báo chí dưới nhiều phương thức truyền tải khác nhau và được hóa thân vào nhiều vai trò để đưa ra những góc nhìn đa chiều trong nghề.

Tố chất cần có của sinh viên báo chí

  • Đam mê với nghề
  • Có khả năng viết lách
  • Khai thác thông tin tốt
  • Cập nhật tin tức nhanh chóng
  • Nhanh nhạy trong việc phát hiện và xử lý vấn đề
  • Khai thác, tổng hợp thông tin nhanh
  • Có kỹ năng nghiệp vụ báo chí và ngoại ngữ
  • Luôn quan tâm đến thông tin, sự kiện trong nước và quốc tế
  • Biết cách chọn lọc thông tin quan trọng để đăng tải
  • Có lập trường vững vàng, bản lĩnh, tự tin
  • Nghiêm túc với ngành và công việc
  • Nhẫn nại và tỉ mỉ trong việc khai thác và chọn lọc thông tin
  • Chấp nhận được khó khăn thử thách trong công việc
  • Chủ động về thời gian

Triển vọng nghề nghiệp

Sinh viên ngành Báo chí được tiếp cận với nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn trong và sau khi tốt nghiệp trong các cơ quan Báo chí, Truyền thông, Đài Truyền hình, Đài truyền thanh, doanh nghiệp chuyên về lĩnh vực truyền thông trong và ngoài nước ở các vị trí như sau:

  • Cộng tác viên: sinh viên có thể tiếp cận công việc này từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường Đại học qua các kỳ thực tế, thực tập ở các lĩnh vực như viết bài cho các tòa soạn, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực truyền thông...
  • Phóng viên: làm việc tại các tòa soạn báo in và báo điện tử như: Báo đời sống Pháp luật, Báo nhân dân, Báo An ninh thủ đô, Báo Nông nghiệp, Báo kinh tế nông thôn, Báo sinh viên, Vietnamnet, Vnexpress, Kenh14.vn… Hoặc công tác tại các tỉnh, địa phương trên cả nước hay thường trú nước ngoài, chuyên đưa tin, bài, thông tin mới nhất về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, du lịch tại địa điểm công tác về trụ sở thông tin.
  • Biên tập viên: Biên tập chuyên mục du lịch, mục giải trí, mục pháp luật, mục văn hóa xã hội, kinh tế... chuyên biên tập bài viết của các phóng viên, cộng tác viên.
  • Biên tập viên truyền thông: Phụ trách biên tập bài viết, lên kịch bản cho quay phim, đăng bài lên website, đọc off, đọc dẫn, dẫn chương trình, diễn viên...
  • Chuyên viên truyền thông cho các công ty, doanh nghiệp, viết bài đăng tải website, blog, Fanpage, hay bài đăng báo, tạp chí...
  • Làm việc tại các Đài phát thanh, truyền hình cấp địa phương như quận, huyện, thị xã, thị trấn...

Các tổ hợp xét tuyển

  • A00 (Toán, Vật Lý, Hóa Học)
  • A01 (Toán, Vật Lý, Tiếng Anh)
  • C00 (Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý)
  • C03 (Ngữ văn, Toán, Lịch sử)
  • C04 (Ngữ văn, Toán, Địa lí)
  • D01 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh)
  • D02 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Nga)
  • D04 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Trung)
  • D05 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Đức)
  • D14 (Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh)
  • D78 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh)
  • D79 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Đức)
  • D80 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nga)
  • D81 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nhật)
  • D82 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Pháp)
  • D83 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Trung)
  • M14 (Ngữ văn, Năng khiếu báo chí, Toán)
  • M15 (Ngữ văn, Năng khiếu báo chí, Tiếng Anh)
  • M16 (Ngữ văn, Năng khiếu báo chí, Vật lý)
  • M17 (Ngữ văn, Năng khiếu báo chí, Lịch sử)
  • M18 (Ngữ văn, Năng khiếu Ảnh báo chí, Toán)
  • M19 (Ngữ văn, Năng khiếu Ảnh báo chí, Tiếng Anh)
  • M20 (Ngữ văn, Năng khiếu Ảnh báo chí, Vật lý)
  • M21 (Ngữ văn, Năng khiếu Ảnh báo chí, Lịch sử)
  • M22 (Ngữ văn, Năng khiếu quay phim truyền hình, Toán

Các trường chuyên đào tạo ngành Báo chí

  • Học viện Báo chí và Tuyên truyền
  • Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Đại học Văn hóa Hà Nội
  • Đại học Sư Phạm - Đại học Đà Nẵng
  • Đại học Vinh
  • Đại học Khoa học - Đại học Huế
  • Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên
  • Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn TP HCM
  • Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh
  • Đại học Kinh tế - Tài chính TP. Hồ Chí Minh
  • Đại học Quốc tế Hồng Bàng
  • Đại học Văn Lang
  • Đại học Nam Cần Thơ


LIÊN HỆ TƯ VẤN

Tạo bài viết thảo luận
Truyền thông đại chúng

Truyền thông đại chúng

26-09-2021
Công nghệ truyền thông

Công nghệ truyền thông

06-10-2021
Ngành Quản trị công nghệ truyền thông

Ngành Quản trị công nghệ truyền thông

22-03-2022
Truyền thông đa phương tiện

Truyền thông đa phương tiện

26-09-2021
Quản lý thông tin

Quản lý thông tin

07-10-2021
Quan hệ công chúng

Quan hệ công chúng

07-10-2021