Truyền thông đại chúng (Mass Communications) được hiểu là hoạt động truyền thông được thực hiện thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng như báo, đài, phát thanh, truyền hình… hướng tới những nhóm công chúng lớn.
Hiểu như thế nào về trền thông đại chúng?
Đặc điểm của hoạt động truyền thông đại chúng là truyền tải thông điệp đến công chúng một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, truyền thông đại chúng lại là hoạt động luôn chịu tác động từ nhiều phía: các nhóm công chúng xã hội rộng lớn, các thiết chế xã hội mà phương tiện là công cụ (báo, đài… của các tổ chức chính trị xã hội); và các cơ quan quản lí nhà nước. Ngành Truyền thông đại chúng gồm 8 lĩnh vực bao gồm: sách, báo in, tạp chí, ghi dữ liệu, phát thanh, điện ảnh, truyền hình và Internet. Phổ biến và phát triển nhất hiện nay là Báo chí, Phát thanh, Truyền hình và Internet.
Ngày nay, hệ thống truyền thông đại chúng có vai trò quan trọng trong việc hình thành và thể hiện dư luận xã hội, tuy nhiên, sự tác động các phương tiện truyền thông đại chúng rất khác nhau do khác biệt về địa vị xã hội, quyền lợi giai cấp, nhân tố tâm lí và cường độ giao tiếp đối với phương tiện truyền thông.
Khi theo học ngành Truyền thông đại chúng, các bạn trẻ sẽ có cơ hội được tiếp cận với sự đa dạng của các phương tiện truyền thông, các khóa học về giao tiếp cơ bản và kinh nghiệm thực tiễn; trang bị khả năng phân tích, đánh giá, thẩm định thông tin các chương trình, hoạt động, dịch vụ truyền thông.
Đồng thời, sinh viên cũng sẽ được rèn luyện kỹ năng lập kế hoạch, nghiên cứu, hoạch định chiến lược và tự xây dựng kế hoạch truyền thông; các kỹ năng tổ chức triển khai, quản lý các hoạt động truyền thông và thực hiện kế hoạch, dịch vụ, sản phẩm truyền thông..
Tố chất cần có của sinh viên ngành Truyền thông đại chúng
- Có khả năng lập kế hoạch, điều phối các sản phẩm truyền thông
- Khả năng thích nghi nhanh với môi trường làm việc khác nhau;
- Tự định hướng nghề nghiệp
- Có năng lực dẫn dắt về chuyên môn
- Tác phong làm việc chuyên nghiệp, chủ động
- Khả năng làm việc độc lập và xử lý tình huống tốt
- Sáng tạo trong công việc
- Có đầu óc tổ chức
- Có khả năng viết
- Có khả năng tự chủ tốt trong mọi tình huống
- Khả năng giao tiếp, đàm phán
- Khả năng truyền đạt thông tin bằng lời nói, bài viết.
Triển vọng nghề nghiệp
- Chuyên viên phát triển và ứng dụng sản phẩm truyền thông đại chúng
- Biên tập viên tại cơ quan hoặc công ty truyền thông
- Phóng viên tại các cơ quan Báo chí, tạp chí, Đài phát thanh, Đài truyền hình
- Chuyên viên sáng tạo nội dung truyền thông
- Chuyên viên tổ chức các sự kiện truyền thông, chương trình quảng cáo, sự kiện quảng bá thương hiệu công ty,..
- Chuyên viên quản trị của các công ty truyền thông, Marketing, hoặc hoạt động truyền thông của các công ty, doanh nghiệp có nhu cầu.
- Chuyên viên phòng, ban của các cơ quan quản lý nhà nước và các đơn vị sự nghiệp ngành Văn hóa, Thông tin – Truyền thông và các ngành có liên quan.
- Giảng dạy tại các trung tâm, trường nghề chuyên nghiệp, trường đại học, cao đẳng.
Tổ hợp xét tuyển
- A16 (Toán, Khoa học tự nhiên, Ngữ Văn)
- C15 (Ngữ Văn, Toán, Khoa học xã hội)
- D01 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh)
Một số trường đào tạo
- Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
- Học viện Ngoại giao.
- Đại học RMIT.
- Đại học Văn Lang.
- Đại học Hồng Bàng.
- Đại học HUTECH.
- Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Hà Nội và TP. HCM)