Tạo bài viết thảo luận

Sự phát triển của công nghệ thông tin cùng với hiện đại hóa các phương tiện kỹ thuật số giúp cho việc tiếp cận thông tin ngày càng nhanh chóng và đa dạng hơn. Cũng chính vì vậy, truyền thông đa phương tiện (multimedia communications) ngày càng được săn đón bởi lượng thí sinh đăng ký tăng lên mỗi năm.

Hiểu ngành truyền thông đa phương tiện như thế nào?

Đây là ngành được tích hợp kiến thức giữa báo chí truyền thông và công nghệ thông tin, nhằm mục đích thiết kế, sáng tạo và xây nên các sản phẩm mang tính ứng dụng đa phương tiện trong lĩnh vực truyền thông như: báo chí, quảng cáo, sản xuất phim, trò chơi, truyện... Người học sẽ được học nhiều kiến thức và kỹ năng về thiết kế, sáng tạo trên những phương tiện hiện đại, cập nhật xu hướng truyền thông liên tục, thông thạo tính năng các phần mềm chuyên dụng Illustrator, Photoshop, InDesign… và các phần mềm thiết kế, dựng phim khác. 

Truyền thông đa phương tiện có thể xem là một mảnh đất hứa với sinh viên khi chọn một ngành nhưng được học nhiều nghề khi tính ứng dụng thực tế và mức thu nhập hiện tại vô cùng hấp dẫn. Theo Trung tâm Dự báo Nhu cầu Nhân lực và Thông tin Thị trường lao động TP Hồ Chí Minh, từ năm 2015 – 2025, mỗi năm sẽ cần đến 21.600 người trong nhóm ngành Truyền thông – Quảng cáo.

Tố chất cần có của một sinh viên ngành truyền thông đa phương tiện

  • Có khả năng đọc, viết lách, vẽ, khiếu thẩm mỹ tốt
  • Có khả năng biên soạn, biên tập nội dung, hình ảnh, âm thanh
  • Có sự sáng tạo, nhạy bén với những xu hướng mới
  • Có khả năng tổng hợp, phân tích
  • Tự tin trước đám đông, có khả năng thuyết trình, tổ chức sự kiện
  • Chăm chỉ, học hỏi và có tính kỷ luật cao
  • Có thể làm việc nhóm, không ngại giao tiếp và kết nối
  • Có khả năng lập kế hoạch
  • Khả năng xử lý tình huống, giải quyết vấn đề

Triển vọng nghề nghiệp

Sinh viên sau khi tốt nghiệp, tùy theo chuyên ngành theo đuổi mà có thể đảm nhận những vị trí khác nhau trong các doanh nghiệp trong và ngoài nước hoặc làm việc độc lập theo dự án như:

  • Biên tập viên báo chí/ truyền hình/ truyền thanh
  • Phóng viên
  • Chuyên viên sản xuất nội dung đa kênh
  • Chuyên viên quản trị nội dung đa kênh
  • Chuyên viên marketing nội dung đa kênh
  • Chuyên viên tổ chức sự kiện
  • Quản trị truyền thông
  • Giám đốc sản xuất/sáng tạo/đạo diễn…

Tổ hợp xét tuyển

  • A00 (Toán, Vật Lý, Hóa Học)
  • A01 (Toán,Vật Lý, Tiếng Anh)
  • C00 (Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý)
  • C01 (Ngữ văn, Toán, Vật lí)
  • C02 (Ngữ văn, Toán, Hóa học)
  • C15 (Ngữ văn, Toán, Giáo dục công)
  • D01 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh)
  • D14 (Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh)
  • D15 (Ngữ văn, Địa lí, Tiếng Anh)
  • D78 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh)

Một số trường đào tạo

Miền Bắc: 

  • Học viện Báo chí và Tuyên truyền
  • Học viện Công nghệ bưu chính viên thông Hà Nội
  • Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông – ĐH Thái Nguyên
  • Đại học Hà Nội
  • Đại học Thăng Long
  • Đại học FPT Hà Nội

Miền Trung:

  • Đại học Duy Tân
  • Khoa Quốc tế - Đại học Huế
  • Đại học Đông Á

Miền Nam:

  • Đại học KHXH&NV TPHCM
  • Đại học RMIT
  • Đại học Công nghệ TP HCM
  • Đại học Quốc tế Hồng Bàng
  • Đại học FPT HCM
  • Đại học Tây Đô

 

LIÊN HỆ TƯ VẤN

Tạo bài viết thảo luận
Truyền thông đại chúng

Truyền thông đại chúng

26-09-2021
Ngành Quản trị công nghệ truyền thông

Ngành Quản trị công nghệ truyền thông

22-03-2022
Công nghệ truyền thông

Công nghệ truyền thông

06-10-2021
Quan hệ công chúng

Quan hệ công chúng

07-10-2021
Ngành Báo chí

Ngành Báo chí

08-08-2021
Quản lý thông tin

Quản lý thông tin

07-10-2021