Tạo bài viết thảo luận

Các bạn học sinh thân mến, một ngành nghề lý tưởng với mỗi cá nhân khi ngành nghề đó là sự giao thoa của 3 yếu tố: năng lực  sở thích bản thân và nhu cầu của thị trường lao động. Do đó, để bắt đầu quá trình tự hướng nghiệp, bạn phải tự đi tìm hiểu điểm mạnh, điểm yếu, sở thích, đam mê của mình là gì. Hôm nay, Hướng nghiệp 4.0 CDM giới thiệu với các bạn một công cụ rất thú vị và khách quan để khám phá bản thân mình là Cửa sổ Johari nhé.

1.Cửa sổ Johari là gì?

Cửa sổ Johari là một công cụ được thiết kế để giúp mọi người hiểu rõ hơn về bản thân họ qua lăng kính của người khác. Nó được tạo ra bởi các nhà tâm lý học Joseph Luft (1916–2014) và Harrington Ingham (1916–1995) vào năm 1955Luft và Ingham đặt tên cho mô hình của họ là "Johari" bằng cách kết hợp tên của họ.

Mô hình cửa sỏ Johari

Cửa sổ Johari được chia làm 4 “ô cửa”

  • Ô mở: chứa những điều mà cả bạn và những người xung quanh đều biết.Ví dụ như sở thích ca hát của bạn hay tài năng của bạn trong môn Hóa học.
  • Ô mù: những điều người khác biết về bạn mà bạn không biết nằm ở đây. 
  • Ô ẩn: những mong ước, tài năng mà bạn giấu kín. Có thể do bạn nhút nhát, e sợ, không muốn chia sẻ cho ai hoặc đơn giản chỉ là bạn muốn giữ bí mật cho riêng mình.
  • Ô đóng: không ai thực sự biết ô này ẩn chứa điều gì. Ô này chứa những tiềm năng chưa được khám phá của bạn, những câu chuyện chưa được tìm ra đang chờ đợi bạn

2. Ứng dụng cửa sổ Johari cho các bạn học sinh khám phá bản thân

2.1 Tính khách quan của cửa sổ Johari:

Việc đặt các câu hỏi về bản thân luôn là cách hữu dụng để tự hiểu mình. Tuy nhiên, nếu chỉ bạn trả lời các câu hỏi đó thì đó là đánh giá chủ quan của bạn. Để biết được người khác đánh giá về mình như thế nào, việc đơn giản là bạn đi hỏi họ và nhận câu trả lời. Điều này chính là bước đầu tiên của việc bạn áp dụng cửa sổ Johari.

Câu trả lời có thể sẽ tương đối phù hợp với đáp án của bạn, cũng có thể đem lạ nhiều bất ngờ “đáng suy ngẫm”.

2.2 Các bước  ứng dụng cửa sổ Johari

Bước 1: Bạn lập bảng câu hỏi về bản thân

Hướng nghiệp 4.0 CDM xin gợi ý mốt số câu hỏi  thường gặp:

  1. Hoạt động nào trong cuộc sống làm bạn thấy vui?
  2. Bạn luôn thích làm gì, ngay cả khi bạn mệt mỏi hay vội vã? Tại sao?
  3. Điều gì bạn đã làm khiến bạn tự hào về bản thân mình nhất?
  4. Người khác nhận thấy bạn là người như thế nào?
  5. Ai là hình mẫu lý tưởng của bạn?
  6. Điều bạn giỏi và làm tốt?
  7. Bạn là người hướng nội hay hướng ngoại?

Bạn cũng có thể đặt bất cứ câu hỏi nào mà bạn nghĩ quan trọng về đặc điểm tính cách, sở trường, sở đoàn, sở thích của mình.

   Bước 2: Đặt câu hỏi cho những người khác

Bạn chọn những người mà bạn nghĩ góc nhìn của họ sâu sắc và có ích cho mình

Bạn nên chọn những cá nhân đã có  thời gian tiếp xúc đủ dài để hiểu bạn và họ có kiến thức, góc nhìn sâu sắc để có được câu trả lời đáng giá. Hướng nghiệp 4.0 CDM xin gợi ý:  những cá nhân đó nên là người thân (cha mẹ, chú, bác, anh, chị, em), thầy cô, bạn bè. Bạn cũng nên hỏi ít nhất 3 cá nhân trở lên để nhận được sự phản hồi đa chiều.

Bạn nên nghiêm túc giải thích mục dích khi nhờ họ trả lời các câu hỏi này để họ trả lời cẩn thận và trách nhiệm nhất.

Bạn có thể hỏi họ qua một buổi trò chuyện, gửi tin nhắn, email hay bất cứ phương tiện giao tiếp nào thuận tiện nhất.

      Bước 3: Ghi nhận câu trả lời vào cửa sổ Johari

  Sau khi nhận được câu trả lời, bạn viết các câu trả lời trên giấy theo mô hình cửa sổ Johari

Ô mở: những câu trả lời trùng khớp giữa bạn và người khác ví dụ như bạn là người hòa đồng, giỏi giao tiếp.

Ô mù: những câu trả lời người khác nói về bạn mà bạn không biết ví dụ như bạn có khả năng thuyết phục, hay bạn có tâm trạng thay đổi khá thất thường.

Ô ẩn: những điều bạn biết về bản thân nhưng người khác không biết để trả lời, ví dụ như bạn đam mê văn học và có trí tưởng tượng phong phú.

Ô đóng: những câu hỏi mà cả bạn và người được hỏi đều có đáp án là không biết. Chúng ta cần tăng cường trải nghiệm, học hỏi để có đáp án cho các câu hỏi này.

     Bước 4: Đánh giá kết quả và nhìn nhận bản thân

Qua bước 3, bạn đã hiểu người xung quanh nghĩ gì về mình và bạn hoàn toàn có thể tự nhìn nhận lại để hiểu bản thân mình hơn, hoặc khám phá được thêm những năng lực của mình mà chính mình cũng không biết.

Bạn Thanh Như (Cần Thơ) sau khi thực hành cửa sổ Johari đã chia sẻ với Hướng nghiệp 4.0 CDM “ Trước đây mình nghĩ bản thân nhút nhát, không có ưu điểm gì nhưng qua cửa sổ Johari, mình biết được bạn bè đánh giá mình là biết đồng cảm, lắng nghe, chia sẻ, mình thấy tự tin hơn và sẽ tìm một ngành nghề thích hợp để phát huy khả năng này”.

Khám phá bản thân là bước đầu của quá trình tự hượng nghiệp

3. Một số lưu ý khi thực hiện cửa sổ Johari

Cửa sổ Johari là một công cụ cho phép chúng ta nhận được những ý kiến khách quan trong việc khám phá bản thân. Cùng với các công cụ khác như bảng câu hỏi, các bài test tính cách, bạn cần có tổng hợp và phân tích để có cái nhìn đúng đắn về bản thân mình. 

Cửa sổ Johari cũng là một công cụ giúp bạn tăng cường giao tiếp  qua chia sẻ và học hỏi sẽ giúp mọi người giểu nhau hơn, mở rộng diện tích ô “mở”. giúp chúng ta tránh những hiểu nhầm trong giao tiếp và gắn kết mọi người với nhau.

Nếu bạn được bạn bè, người thân nhờ trả lời các câu hỏi, cần chân thành và thận trọng. Nếu nền văn hóa phương Tây cho phép bạn phê bình và phản hồi một cách thật sự cởi mở thì ngược lại, nền văn hóa phương Đông thường né tránh việc phản hồi quá thẳng thừng. Do đó, hãy bình tĩnh và bắt đầu một cách từ từ nếu bạn muốn đóng góp cho cá nhân đó; hãy dũng cảm khi đón nhận những lời phê bình dù có khó nghe.

Trong quá trình thực hành cửa sổ Johari nếu có những khó khăn, vướng mắc hay những điều thú vị, đừng ngần ngại chia sẻ cùng Hướng nghiệp 4.0 CDM nhé. Hãy cùng Hướng nghiệp 4.0 CDM không ngừng tạo nên những giá trị tốt đẹp cho cuộc sống này!

Kim Tuyến

 DỊCH VỤ TỰ HƯỚNG NGHIỆP - BE YOURSELF 

Nếu bạn đang phải đối mặt với những thách thức liên quan đến việc thấu hiểu bản thân: Bạn tự hỏi mình là ai? Bạn hoang mang, cố tìm kiếm ý nghĩa, lý do hay đam mê của cuộc đời mình? Giá trị của bạn là gì? Dịch vụ tự hướng nghiệp – Be yourself có thể giúp bạn khám phá bản thân và trả lời các câu hỏi trên.

  • Công cụ khám phá bản thân: được thiết kế dành riêng cho từng cá nhân dựa trên thông tin cung cấp.
  • Phân tích kết quả trắc nghiệm và phương pháp đối chiếu bản thân độc quyền của CDM.
  • Trao đổi trực tiếp 1-1 với chuyên gia tham vấn.
  • Cung cấp thông tin ngành nghề được thiết kế dành riêng cho từng cá nhân.
  • Chăm sóc, tư vấn, giải đáp thắc mắc kéo dài 6 tháng.

 

 

 

 

 

 

Tạo bài viết thảo luận
Phong cách sáng tạo của bạn là gì?

Phong cách sáng tạo của bạn là gì?

20-09-2021
[Trắc nghiệm] Trắc nghiệm đa trí thông minh MI (Multiple Intelligences)

[Trắc nghiệm] Trắc nghiệm đa trí thông minh MI (Multiple Intelligences)

02-12-2022
Hướng nghiệp có nên chọn ngành lương cao?

Hướng nghiệp có nên chọn ngành lương cao?

09-07-2022
Giáo sư Harvard cho rằng có 8 loại hình trí thông minh. Đọc để biết bạn nằm ở mục nào, có chuyên môn gì, xây dựng sự nghiệp ra sao

Giáo sư Harvard cho rằng có 8 loại hình trí thông minh. Đọc để biết bạn nằm ở mục nào, có chuyên môn gì, xây dựng sự nghiệp ra sao

19-09-2021
Nhóm ngành ngôn ngữ có “hết thời” trong thời đại công nghiệp 4.0?

Nhóm ngành ngôn ngữ có “hết thời” trong thời đại công nghiệp 4.0?

05-08-2022
NHỮNG ĐỊNH KIẾN VỀ KHỐI NGÀNH XÃ HỘI VÀ SỰ THẬT

NHỮNG ĐỊNH KIẾN VỀ KHỐI NGÀNH XÃ HỘI VÀ SỰ THẬT

27-05-2022