Tạo bài viết thảo luận

Trắc nghiệm tính cách - cụm từ gần như khá quen thuộc với chúng ta hiện nay. Với sự phát triển và phổ biến ngày nay, các bài test IQ, các bài trắc nghiệm tính cách gần như được các nhà tuyển dụng sử dụng như một phần của phỏng vấn và định hướng nghề nghiệp của học sinh.Vậy trắc nghiệm tính cách là gì và tin hay không vào các bài trắc nghiệm tính cách?

Trắc nghiệm tính cách là gì?

Trắc nghiệm tính cách là một bài test bao gồm những câu hỏi trắc nghiệm về mục tiêu nghề nghiệp, chuyên môn ngành nghề, cuộc sống, việc yêu thích,.. giúp người thực hiện có thể khám phá bản thân, định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Khi thực hiện bài trắc nghiệm, người tham gia sẽ phải trả lời một loạt những hỏi xoay quanh vấn đề như mô tả xu hướng của bản thân, công việc yêu thích,... được soạn bởi các chuyên gia tâm lý để có được góc nhìn khách quan và chuẩn xác nhất về tính cách một người. Các bài trắc nghiệm tính cách giúp bạn nhận thấy được điểm mạnh điểm yếu, lời khuyên và là một công cụ hỗ trợ các bạn trong quá trình hướng nghiệp. Cũng chính những hiệu quả hỗ trợ mà các bài trắc nghiệm tính cách đang trở nên phổ biến.

Nguồn: blog.lucywalkerrecruitment.com

Tin hay không những bài trắc nghiệm tính cách?

Một câu hỏi được đặt ra khi thực hiện một bài trắc nghiệm tính cách là  ‘kết quả của các bài trắc nghiệm tính cách có thực sự chính xác?’ Ví như nếu bạn vô cùng vô cùng yêu thích ngành Marketing nhưng khi trắc nghiệm thì kết quả là bạn không thích hợp với ngành này thì bạn ‘sẽ từ bỏ’ đam mê? Nếu là mình thì đáp án sẽ là không, vì đó là công việc mình yêu thích, ngành học mà mình bỏ công sức, thời gian để tìm hiểu và lên kế hoạch cho tương lai. Cũng như Benjamin Hardy đã chia sẻ: “ Bạn là người quyết định mình trở thành ai, chứ không phải một bài trắc nghiệm tính cách nào đó, cũng không phải là quá khứ của bạn”. Thực tế, các bài trắc nghiệm tính cách chỉ được sử dụng như một công cụ hỗ trợ các bạn, giúp các bạn tham khảo khi chưa có phương hướng nghề nghiệp cho tương lai. Và các bài trắc nghiệm tính cách nếu được thực hiện một cách chính xác, khách quan thì cho kết quả trong ngưỡng có thể chấp nhận được là từ 70-80% so với tính cách hiện hữu của người thực hiện. Tuy vậy các bài trắc nghiệm tính cách được sử dụng khá nhiều, đặc biệt là các bạn genZ như chúng mình, bởi lẽ chúng ta ai cũng mong muốn mình được xếp vào một nhóm  nào đó, có được một ‘danh xưng được công nhận’ như ‘mình thuộc nhóm ESTP hay mình là người hướng ngoại nè’... 

Việc thực hiện một bài trắc nghiệm tính cách không tốn quá nhiều thời gian của chúng ta và nếu trong tình trạng không xác định phương hướng bạn có thể làm một vài bài trắc nghiệm nhưng hãy nhớ chỉ dừng lại ở việc xem kết quả nhận được như một ‘lời khuyên’ có thể tham khảo cho quyết định nhé! Và tiếp đến mình sẽ đề cập đến những bài trắc nghiệm thường được sử dụng hiện nay cho các bạn thuận tiện theo dõi.

Các bài trắc nghiệm tính cách

Mật mã Holland 

Trắc nghiệm mật mã Holland do John Holland - một tiến sĩ tâm lý học người Mỹ phát triển. Bài trắc nghiệm bao gồm 6 nhóm tính cách, được phân chia vào sơ đồ hình lục giác thông qua sự khác biệt trên 4 khía cạnh gồm: sở thích, năng lực, nhận thức và giá trị các nhân. Trắc nghiệm mật mã Holland được sử dụng rộng rãi ở các nước phát triển như Hà Lan, New Zealand, Thụy Sỹ,... trong công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông và được các chuyên gia tâm lý, học giả khoa học công nhận là bài test có kết quả chính xác trong vấn đề khám phá sở thích, định hướng nghề nghiệp lâu dài. Bài test hiện đang được các trường Đại học ở Việt Nam sử dụng chính thức trong công tác hướng nghiệp cho học sinh cấp 3 và sinh viên. 

Kết quả của bài trắc nghiệm sẽ đưa ra ba nhóm tính cách tương ứng với bạn được thể hiện thông qua ba chữ cái (ví dụ như RCE, ECR…) được gọi là mật mã Holland. Bên cạnh đó, trắc nghiệm Holland còn đưa ra những ngành nghề phù hợp với từng nhóm tính cách và môi trường làm việc tương ứng. 

Nguồn:glints.com

Trắc nghiệm tính cách MBTI

Trắc nghiệm MBTI dường như đã quá quen thuộc với các bạn học sinh, sinh viên Việt Nam. Trắc nghiệm MBTI là phương pháp sử dụng hàng loạt câu hỏi để phân tích, xác định tính cách, điểm mạnh, điểm yếu của một người,... từ đó phân loại vào 1 trong 16 tính cách trên cơ sở 4 tiêu chí: tìm hiểu và nhận thức thế giới, lựa chọn và quyết định, xu hướng tự nhiên, cách thức hành động. Mỗi nhóm tính cách sẽ có những ưu điểm nổi bật khác nhau và trắc nghiệm MBTI sẽ mô tả gần đúng nhất với tính cách của bạn, đưa ra lời khuyên công việc thích hợp. Bên cạnh những bạn học sinh, sinh viên sử dụng MBTI để khám phá bản thân, định hướng nghề nghiệp mà còn có các nhà tuyển dụng, các nhà quản lý còn sử dụng MBTI để tìm hiểu tính cách nhân viên để có thể sắp xếp vị trí thích hợp, phân công nhóm làm việc hiệu quả,...Nhìn chung, đây là một công cụ đắc lực cho các tổ chức, doanh nghiệp trong việc tuyển dụng, phát huy khả năng của nhân viên và kết nối nhân viên lại với nhau. 

Nguồn:discover magazine.com


 

Trắc nghiệm Big Five

Trắc nghiệm Big Five được phát triển bởi rất nhiều nhà khoa học, tâm lý trên thế giới nhưng nổi bật nhất là Paul Costa và Robert McRae, thuộc Viện Y tế Quốc gia Mỹ. Khác với các bài trắc nghiệm tính cách khác, trắc nghiệm Big Five được sử dụng thang đo Likert ( trả lời bằng cách chọn từ rất đồng tình cho đến không đồng tình, thường sử dụng 5 cấp độ). Trắc nghiệm tính cách Big Five không đưa ra một tính cách cụ thể nào mà sẽ dựa trên điểm số của các loại tính cách Tự chủ, Hướng ngoại, Hòa đồng, Cởi mở và Bất ổn định cảm xúc (hay OCEAN). Sự khác biệt về điểm số của một người giúp các nhà tuyển dụng, nhân sự sắp xếp vị trí công việc phù hợp, phát huy được năng lực nhân viên. Bên cạnh đó, các cá nhân có thể sử dụng Big Five để tìm kiếm công việc phù hợp với tính cách của mình.

Nguồn: cdn.dribbble.com

Những điều cần lưu ý khi thực hiện trắc nghiệm nghề nghiệp

Như đã nhắc đến bến trên, khi thực hiện các bài trắc nghiệm tính cách bạn phải trong trạng thái ổn định, vui vẻ, không bị các tác nhân khác ảnh hưởng cũng như thoải mái khi thực hiện để có được kết quả xác với thực tế tính cách của bản thân nhất (khoảng 70 - 80% so với thực tế). Bên cạnh đó, trong thực tế thì tính cách của một người sẽ thay đổi theo thời gian và tác động ngoại cảnh dẫn đến kết quả của một bài trắc nghiệm chỉ đúng trong một khoảng thời gian, không gian cụ thể xác định. Nên các bài trắc nghiệm tính cách chỉ sẽ dừng lại ở mức độ tham khảo thôi bạn nhé!

Trong bài viết mình đã đề cập đến các bài trắc nghiệm thường được sử dụng và một bài trắc nghiệm tính cách sẽ là công cụ giúp bạn ‘dò một đoạn đường’ trong quá trình hướng nghiệp. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

Thuỳ Vân

Chuyên mục Bài viết Cộng tác viên được Hướng nghiệp 4.0 CDM lập ra, là nơi  các anh chị, các bạn chia sẻ các trải nghiệm, hướng dẫn, các suy nghĩ trong quá trình lựa chọn nghề nghiệp.

Bài viết được đăng sẽ được nhận nhuận bút.

Bài viết xin gửi về email:  cdm@huongnghiepcdm.edu.vn. Xin trân trọng cám ơn những đóng góp, chia sẻ của quý anh chị và các bạn.
 


 

Tạo bài viết thảo luận
SWOT - CÔNG CỤ TUYỆT VỜI TRONG LỰA CHỌN NGÀNH HỌC

SWOT - CÔNG CỤ TUYỆT VỜI TRONG LỰA CHỌN NGÀNH HỌC

03-06-2022
Thực tập sớm và những điều cần biết

Thực tập sớm và những điều cần biết

24-12-2022
Gần gũi ngành nghề - Sâu xa tính cách

Gần gũi ngành nghề - Sâu xa tính cách

14-10-2022
Tư duy phản biện, xóa bỏ thiên kiến (phần 2)

Tư duy phản biện, xóa bỏ thiên kiến (phần 2)

05-11-2022
Tốt nghiệp đại học… rồi sao nữa?

Tốt nghiệp đại học… rồi sao nữa?

07-08-2022
8.0 Listening IELTS ngay lần đầu, mình đã làm thế nào?

8.0 Listening IELTS ngay lần đầu, mình đã làm thế nào?

09-11-2022