Trong nhiều năm gần đây ngành Robot và trí tuệ nhân tạo (Robot and Artificial Intelligence) được đánh giá là lĩnh vực có tốc độ phát triển vượt bậc với nhiều thành tựu đáng kể, tạo nhiều giá trị cho nhiều lĩnh vực khác nhau. Hàng loạt sự xuất hiện của các startup tại Việt Nam trong lĩnh vực này đã nhận được rất nhiều sự hợp tác và đầu từ từ nước ngoài. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp cũng đã bắt đầu đẩy mạnh và cải tiến quy trình làm việc theo xu hướng phát triển chung này. Theo một báo cáo xu hướng công nghệ lần thứ 12 của Future Today Institute (năm 2019) đã có 315 xu hướng, trong khi 2018 chỉ có 225 xu hướng. Trong đó Robot và trí tuệ nhân tạo luôn giữ vị trí đầu bảng thống kê. Đặc biệt, AI đã được ghi nhận là một xu hướng trên báo cáo trong thập kỷ và được dự báo về những triển vọng phát triển cực kì lớn trong tương lai. Một minh chứng rõ nét mà ta có thể thấy được ở tầm ảnh hưởng cực kỳ lớn của ngành Robot và trí tuệ nhân tạo không chỉ thông qua những tiến bộ từ các công ty như Baidu và Alibaba, mà còn bởi các công ty khởi nghiệp về ứng dụng khuôn mặt như Megvii Face ++ và SenseTime. Do đó, không chỉ riêng tại Việt Nam mà Robot và trí tuệ nhân tạo sẽ là ngành đầy “hứa hẹn" cho những con người tài năng được phát triển và vươn tầm ra thế giới.
Ngành Robot và trí tuệ nhân tạo
Vậy ngành Robot và trí tuệ nhân tạo là gì?
Nếu như bạn đã từng có những thắc mắc rằng: làm sao người ta có thể tạo ra siri hay trợ lý google? những chú robot hỗ trợ việc nhà, cắt cỏ được tạo ra như thế nào? thì đây sẽ là câu trả lời dành cho bạn.
Robot và trí tuệ nhân tạo (Robot and Artificial Intelligence) là một ngành mới trong lĩnh vực khoa học máy tính. Khi học ngành này, bạn sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng để có thể nghiên cứu và chế tạo ra những robot, đặc biệt hướng tới phần “thông minh” hay bộ não của robot; lập trình cho robot và các thiết bị hệ thống tự động sử dụng robot... cũng như việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI để phục vụ những mục đích cụ thể.
Nói một cách chi tiết hơn, sinh viên ở ngành Robot và trí tuệ nhân tạo sẽ được trang bị kiến thức nền tảng về khoa học máy tính, hệ cơ sở dữ liệu và công nghệ điện tử - viễn thông và kiến thức chuyên ngành về trí tuệ nhân tạo, các phương pháp tính toán của trí tuệ nhân tạo, các phương pháp tính toán của trí tuệ nhân tạo, xử lý ngôn ngữ tự nhiên, robot, cánh tay robot, thị giác máy tính, máy học, các ngôn ngữ lập trình và quy trình phát triển phần mềm theo ứng dụng trí tuệ nhân tạo, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo trong lập trình và điều khiển robot, lập trình các phần mềm và robot ứng dụng trí tuệ nhân tạo,...
Tố chất cần có của một sinh viên ngành Robot và trí tuệ nhân tạo
Thông minh, sáng tạo
Nhanh nhạy, khả năng thích nghi tốt
Tỉ mỉ, cẩn thận
Tinh thần tập trung cao độ
Khả năng quản lý thời gian, làm việc nhóm
Tính kiên nhẫn
Đam mê với khoa học công nghệ
Tiếng anh tốt
Triển vọng nghề nghiệp của ngành Robot và trí tuệ nhân tạo
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, bạn có thể đảm nhận những công việc sau đây:
Thiết kế, chế tạo và lập trình robot, hệ thống điện tử có sử dụng robot và trí tuệ nhân tạo.
Chuyên gia phân tích, nghiên cứu dữ liệu
Kỹ sư về AI và Machine Learning
Nhà khoa học, kỹ sư
Giảng viên giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng về lĩnh vực Robot và trí tuệ nhân tạo
Tổ hợp xét tuyển Robot và trí tuệ nhân tạo
A00 (Toán, Lý, Hóa)
A01 (Toán, Lý, Tiếng Anh)
C01 (Toán, Văn, Lý)
D07 (Toán, Hóa, Tiếng Anh)
Một số trường đào tạo ngành Robot và trí tuệ nhân tạo
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội
Trường đại học Bách Khoa TPHCM
Khoa CNTT – Đại Học Công nghệ trực thuộc Đại Học Quốc gia Hà Nội
Viện CNTT và Truyền thông – Học viện Bưu chính Viễn thông
Trường Đại học Điện lực
Trường đại học FPT
Trường đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Đại học Công nghệ Thông tin trực thuộc Đại Học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh