Tạo bài viết thảo luận

 

Cùng với sự phát triển và xu hướng chung của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, ngành Công nghệ kỹ thuật hoá học đóng một vai trò vô cùng quan trọng không chỉ hỗ trợ cho sự phát triển của công nghiệp mà còn rất nhiều lĩnh vực khác trong cuộc sống, điển hình như: sản xuất vật liệu xây dựng (xi măng, bê tông, gạch các ngành công nghiệp lương thực – thực phẩm, công nghiệp dệt – da, công nghiệp điện hóa (pin, chống ăn mòn, mạ điện, bảo vệ kim loại..), công nghiệp hóa chất (hóa chất cơ bản, phân bón, thuốc trừ sâu, dược – mỹ phẩm...), công nghiệp cơ khí (khai khoáng, luyện kim, cao su, polymer...), sản xuất các mặt hàng tiêu dùng (cao su, nhựa, chất tẩy rửa, sơn, mực in, giấy, thuốc nhuộm, gốm sứ, thủy tinh, mỹ phẩm, dược phẩm...),... Từ đó mở ra cơ hội với đa dạng lĩnh vực để phát triển 

 

Ngành Công nghệ kỹ thuật hoá học 

1. Vậy ngành Công nghệ kỹ thuật hoá học là gì? 

- Công nghệ kỹ thuật hóa học được xem là ngành khoa học ứng dụng và công nghệ chuyên nghiên cứu và ứng dụng các kiến thức hóa học (tính chất của các nguyên tố hay hợp chất hóa học, các quá trình/ phản ứng, nguyên lý của hóa học...) và kỹ thuật cùng với sự kết hợp các kiến thức khoa học cơ bản khác vào quá trình sản xuất nhằm tạo ra những sản phẩm hóa học có tính ứng dụng cao, phục vụ cho hoạt động trong công nghiệp nói riêng và đời sống nói chung. 

- Sinh viên theo học ngành Công nghệ kỹ thuật hoá học sẽ được trang bị khối kiến thức nền tảng, chuyên sâu về: Vẽ kỹ thuật; thí nghiệm hóa hữu cơ CAD; hóa kỹ thuật, cơ học ứng dụng, hóa lý; hóa phân tích; tin học trong hóa học, hóa hữu cơ; hóa học vật liệu; công nghệ điện hóa, hóa học các hợp chất cao phân tử; động học xúc tác; hóa học dầu mỏ; các phương pháp phân tích công cụ, công nghệ hóa dầu, vật liệu silicat,...  

2. Tố chất cần có của một sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật hoá học 

- Đam mê với hoá học 

- Tỉ mỉ cẩn thận

- Kỹ năng làm việc nhóm tốt

- Khả năng thích nghi cao 

3. Triển vọng nghề nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật hoá học 

- Quản lý điều hành sản xuất tại các cơ sở sản xuất, nhà máy, xí nghiệp

- Kỹ thuật viên trong nhà máy, phòng thí nghiệm

- Kỹ sư phân tích, đảm bảo chất lượng, phát triển sản phẩm

- Các vị trí quản lý công nghiệp và quản lý chất lượng 

- Nghiên cứu viên tại các viện nghiên cứu

- Kinh doanh hóa chất, thiết bị, chuyển giao công nghệ

- Giảng dạy, nghiên cứu, nhân viên phòng thí nghiệm tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp. 

4. Tổ hợp xét tuyển ngành Công nghệ kỹ thuật hoá học 

- A00: Toán, Vật lý, Hóa học

- A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh

- B00: Toán, Hóa học, Sinh học

- D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh

5. Một số trường đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật hoá học nổi bật 

- Đại học Bách Khoa Hà Nội

- Đại học Bách Khoa – ĐHQG TP.HCM

- Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM

- Trường Đại học Khoa học Tự nhiên thành phố Hồ Chí Minh

- Trường Đại học Cần Thơ


ĐĂNG KÍ TƯ VẤN


 

Tạo bài viết thảo luận
Ngành Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hoá

Ngành Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hoá

29-07-2021
Ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô

Ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô

31-08-2021
Ngành công nghệ kỹ thuật điện tử - viễn thông

Ngành công nghệ kỹ thuật điện tử - viễn thông

29-07-2021