Tạo bài viết thảo luận

Trong vòng 2 năm trở lại đây, nhờ vào tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và xu hướng hội nhập quốc tế ngày càng phát triển đã kéo theo thay đổi về cách thức làm việc, vận hành của của ngành công nghiệp nói riêng và các lĩnh vực khác nói chung. Do đó, Việt Nam trong giai đoạn này cũng thu hút rất nhiều sự đầu tư của nước ngoài đặc biệt là các nước thuộc khu vực Châu Á (Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản,...) vào các khu công nghiệp, các nhà máy, xí nghiệp sản xuất hiện đại với dây chuyền tự động hoá ở nhiều mức độ, thậm chí có nhiều nơi dây chuyền này còn được tự động hoá hoàn toàn. Từ đó kéo theo nhu cầu về nhân lực có trình độ chuyên môn cao trong ngành Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hoá là rất lớn để có thể đáp ứng được những yêu cầu sản xuất trên. Nhờ vậy mà ta có thể thấy rõ một điều rằng, triển vọng việc làm của ngành Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hoá là rất cao. 

 

Ngành Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hoá

Hiểu đúng về ngành Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hoá

  • Ngành Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hoá (Control Engineering and Automation) là ngành học ứng dụng các kỹ thuật về cơ - điện tử, kỹ thuật điều khiển và kỹ thuật máy tính vào việc vận hành và điều khiển quá trình sản xuất thông qua việc nghiên cứu chuyên sâu về các phần mềm, công nghệ tự động hóa và thiết bị máy móc để có thể tạo ra các sáng chế giúp quá trình sản xuất, làm việc của con người trở nên hiệu quả, năng suất, tiết kiệm chi phí và nhân lực. 
  • Sinh viên khi theo học ngành Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hoá sẽ được đào tạo các kiến thức về mạch điện – điện tử, hệ thống bố vi mạch điện tử, kỹ thuật điện, kỹ thuật đo lường, kỹ thuật điều khiển phần mềm, máy móc, cách bảo trì các thiết bị máy móc, nghiên cứu chuyên sâu về các máy móc tự động hóa,...
  • Một số lĩnh vực ngành học này nghiên cứu là:
  • Lý thuyết về cách thức thiết kế cũng như vận hàng hệ thống tự động hóa.
  • Cách thiết kế và kiểm soát cũng như vận hành băng chuyền sản xuất trong công nghiệp.
  • Sáng chế ra Robot và thiết kế phần mềm lập trình để điều khiển nó. 

Tố chất cần có để trở thành một kỹ sư trong ngành Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hoá

  • Tư duy logic, đam mê kỹ thuật, nhất là lĩnh vực tự động hóa
  •  Đam mê việc nghiên cứu, sáng tạo và luôn chủ động trong công việc 
  • Khả năng vận hành ứng dụng trong việc bảo dưỡng và vận hành thiết bị máy móc.
  • Khả năng tư vấn, ứng dụng trong việc tư vấn thiết kế mạng lưới điện ở các công trình xây dựng.
  • Khả năng quản lý, ứng dụng trong việc giám sát hoạt động các máy móc thiết bị.
  • Khả năng nghiên cứu, ứng dụng trong việc sáng chế các máy móc thiết bị mới.
  • Khả năng làm việc nhóm tốt, vì công việc này yêu cầu sự phối hợp của một tập thể cao.
  • Khả năng quản lý thời gian.

Triển vọng nghề nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hoá

  • Kỹ sư vận hành và bảo trí: Người vận hành hệ thống tự động ở các nhà máy, cơ sở sản xuất.
  • Chuyên viên dự án: đảm nhận việc thiết kế và thi công các hệ thống tự động
  • Lập trình ứng dụng: phụ trách lập trình các hệ thống tự động
  • Chuyên viên phát triển hệ thống: thực hiện việc lên kế hoạch quản lý, kiểm tra và phát triển hệ thống tự động tại các doanh nghiệp.
  • Chuyên viên phát triển hệ thống: thực hiện việc lên kế hoạch quản lý, kiểm tra và phát triển hệ thống tự động ở các doanh nghiệp.
  • Nghiên cứu viên: phụ trách nghiên cứu để chế tạo ra các hệ thống, robot,… 
  • Giảng viên: giảng dạy tại các nơi đào tạo chuyên ngành liên quan đến công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hoá

Tổ hợp xét tuyển ngành Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hoá 

  • A09 (Toán, Địa, GDCD)
  • A10 (Toán, Lý, GDCD)
  • A16 (Toán, KHTN, Văn)
  • B00 (Toán, Hóa, Sinh)
  • C01 (Văn, Toán, Lý)
  • C02 (Văn, Toán, Hóa)
  • C04 (Văn, Toán, Địa)
  • C14 (Văn, Toán, GDCD)
  • D01 (Toán, Văn, Anh)
  • D07 (Toán, Hóa, Anh)
  • D90 (Toán, KHTN, Anh)

Một số trường đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hoá

 Khu vực miền Bắc: 

  • Đại học Mỏ địa chất 
  • Đại học Công nghiệp Hà Nội 
  • Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp 
  • Viện Đại học Mở Hà Nội 
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định 
  • Đại học Điện lực 
  • Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông 

 Khu vực miền Trung: 

  • Đại học Bách khoa 
  • Đại học Đà Nẵng Đại học Vinh 
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh 
  • Đại học Công nghiệp Vinh 

 Khu vực miền Nam:

  • Đại học Tôn Đức Thắng 
  • Đại học Công nghệ TP.HCM – HUTECH 
  • Đại học Giao thông Vận tải TP.HCM 
  • Đại học Nông lâm TP.HCM 
  • Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM 
  • Đại học Cần Thơ 
  • Đại học Kỹ thuật Công nghệ Cần Thơ 
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM 
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long

 

ĐĂNG KÍ TƯ VẤN

Tạo bài viết thảo luận
Ngành công nghệ kỹ thuật điện tử - viễn thông

Ngành công nghệ kỹ thuật điện tử - viễn thông

29-07-2021
Ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô

Ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô

31-08-2021
 Ngành Công nghệ kỹ thuật hoá học

Ngành Công nghệ kỹ thuật hoá học

29-07-2021