Tạo bài viết thảo luận

Dữ liệu toàn cầu cho biết, đến năm 2030, bản chất của các công việc sẽ thay đổi nhanh chóng. Đây là những lý do vì sao chúng ta cần phát triển chương trình giảng dạy thời đại mới.

Sau đây là những lý do vì sao cần phát triển chương trình giảng dạy thời đại mới để giải quyết cuộc khủng hoảng việc làm lớn nhất ở Ấn Độ, để những sinh viên có được sự chuẩn bị sẵn sàng cho tương lai.

Hệ thống giáo dục của Ấn Độ đang hướng đến việc hình thành nhân cách, xây dựng đạo đức và phẩm chất, đồng thời giúp cho học sinh có tính sáng tạo để có thể giải quyết các vấn đề thực tiễn. Với sự hiện đại hóa và yêu cầu ngày càng tăng của các ngành nghề, việc sở hữu những kỹ năng  trở thành yêu cầu quan trọng nhất trong hệ thống giáo dục.

Đại dịch năm 2020 khiến nhiều công việc thông thường trở nên lỗi thời và lạc hậu. Bây giờ, Ấn Độ phải sử dụng nhiều biện pháp cải cách để nguồn nhân lực khổng lồ thuộc lứa tuổi từ 15 đến 29 của quốc gia này có thể được sử dụng một cách đúng đắn và trở thành nguồn vốn nhân lực dồi dào.

Các học giả và các tổ chức giáo dục tại Ấn Độ đang nhanh chóng nhận ra rằng giáo dục không chỉ là một đường thẳng tuyến tính dẫn đến mục tiêu cuối cùng là có được một tấm bằng. Họ nhận thức được giáo dục là một quá trình phát triển liên tục và nâng cấp các kỹ năng đi đôi với thời đại đang đổi thay, các ngành nghề đang biến đổi với những bước nhảy vọt của công nghệ.

CẦN PHẢI NÂNG CẤP HỆ THỐNG GIÁO DỤC VÌ NHỮNG NHU CẦU MỚI

Kỷ nguyên hậu đại dịch đang biến đổi thành kỷ nguyên công nghệ mới. Hệ thống giáo dục của Ấn Độ cần phải tái cấu trúc những chương trình giảng dạy lỗi thời và tiếp nhận những phương thức giảng dạy tiến bộ đáp ứng với yêu cầu của nền kinh tế để nguồn nhân lực trẻ sắp tới có thể kiếm được việc làm.

CẦN PHẢI CÓ NHỮNG LOẠI KỸ NĂNG CHUYÊN BIỆT CHO TỪNG NGÀNH

Các ngành công nghiệp ở Ấn Độ đang nhanh chóng chuyển sang phát triển theo con đường số hoá và ứng dụng tiến bộ công nghệ. Nhiều công ty blue chip (*) vốn tuyển nhân viên từ những trường đại học và cao đẳng đang phải huấn luyện những sinh viên đó từ bốn đến sáu tháng trước khi chính thức giao việc cho họ.

Những kiến thức về công nghệ cà các kỹ năng liên quan cũng rất cần thiết cho các công ty khởi nghiệp mới.  Lý do là vì ở Ấn Độ, những tổ chức giáo dục vẫn đang thích nghi với hậu quả của dịch bệnh và sự chuyển dịch của thị trường việc làm để có thể cung cấp chương trình giáo dục đặc thù tập trung vào những kỹ năng chuyên biệt này.

Dữ liệu toàn cầu cho thấy rằng đến năm 2030, bản chất của việc làm sẽ thay đổi chóng mặt. VÌ thế, vấn đề cấp thiết là nhận thức vấn đề này và xem lại nền giáo dục hiện thời, đồng thời thiết kế lại để phù hợp với nhu cầu thị trường lao động với mục tiêu giải quyết khủng hoảng việc làm trầm trọng ở Ấn Độ.

BẮT KỊP NHỮNG NHU CẦU PHÁT SINH CỦA CÁC NGÀNH NGHỀ

Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên công nghệ mới với nhiều công nghệ mới và các bước nhảy vọt đang diễn ra mỗi ngày. Hệ thống giáo dục Ấn Độ không thể tiếp tục sử dụng chương trình giảng dạy cũ kỹ, lỗi thời nữa, vì việc đó sẽ gây ra bất lợi vô cùng to lớn cho lực lượng lao động thế hệ sau.

Những khóa học và huấn luyện về nền giáo dục mới, hợp thời và đáp ứngi nhu cầu đã trở thành một vấn đề cấp thiết. Nhu cầu đang phát sinh khiến những tổ chức giáo dục phải chung tay xây dựng và tiếp nhận những phương pháp giáo dục mới để hỗ trợ và chuẩn bị để các sinh viên có thể được tuyển dụng.

Nhu cầu cho những công việc của kỷ nguyên mới trong ngành dược phẩm đang tăng lên liên quan đến thương mại điện tử, phân tích dữ liệu, công nghệ tài chính và các lĩnh vực liên quan đến công nghệ nói chung trong ngành.

LÀM SAO ĐỂ LẤP ĐẦY LỖ HỔNG GIỮA VIỆC TRANG BỊ KỸ NĂNG VÀ QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO

Những tổ chức giáo dục với sự hậu thuẫn của chính phủ phải thử nghiệm liên tục để cải cách giáo dục qua việc dạy nghề từ sớm và đưa ra những lựa chọn về việc thực tập sớm.

Để trải đường cho cải cách văn hóa giáo dục, hệ sinh thái giáo dục phải có cách tiếp cận liên ngành, đua ra chương trình học đa dạng và dễ tiếp thu, đưa ra những tổ hợp sáng tạo - vừa có các môn lý thuyết vừa có thực hành - cả vớii nhiều cách có thể dừng học nếu muốn.

Những chương trình học thực tế tập trung vào Nghiên cứu và Phát triển đang được các tổ chức giáo dục chú ý. Việc thúc đẩy kỹ năng tư duy phản biện, giải quyết vấn đề, kỹ năng ra quyết định và những kỹ năng mềm khác sẽ giúp sinh viên trở thành những chuyên gia sẵn sàng tham dự vào thị trường lao động.

ĐỔI MỚI QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ

Một vấn đề cấp thiết khác là phải cập nhật hệ thống và quy trình đánh giá trong giáo dục, bao gồm cả đánh giá theo từng cá nhân và hệ thống cho điểm theo tín chỉ. Kỹ năng tư duy suy luận và giải quyết vấn đề cũng được xem trọng trong việc đánh giá. Hệ thống giáo dục phải duy trì việc mời các chuyên gia trong ngành tham gia và cho sinh viên được luyện tập với những tiền bối kỳ cựu trong lĩnh vực tương ứng.

Với việc thành lập hệ thống xuyên suốt và một chu kỳ giáo dục khép kín, việc đào tạo sẽ có một bước tiến lớn trong việc lấp đầy lỗ hổng giữa chương trình giảng dạy hiện tại với nhu cầu của thị trường lao động..

Bằng cách thực thi những bước này từ các cấp cơ sở cho đến những bậc học cao hơn sẽ có khả năng xây dựng được nền giáo dục bền vững. Bằng cách này, không những Ấn Độ có thể xóa bỏ khoảng cách trong tuyển dụng và đào tạo mà còn có thể có những chuyên gia để đào tạo ra những nhà lãnh đạo và những doanh nhân tương lai.

Diễm Quỳnh (theo Anita Kanwari - Indiatoday.in)

Xem bài viết tại đây

(*) Công ty blue chip được hiểu là công ty có uy tín trên toàn quốc. Công ty blue chip thường sẽ được thành lập trong một thời gian dài và có nguồn tài chính lành mạnh. Blue chip thường sẽ bán các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao, được chấp nhận rộng rãi.
 

Tạo bài viết thảo luận
[Anh] Người phụ nữ tiên phong dùng ảo thuật truyền bá nhận thức về biến đổi khí hậu, môi trường

[Anh] Người phụ nữ tiên phong dùng ảo thuật truyền bá nhận thức về biến đổi khí hậu, môi trường

07-07-2022
Một số trường học sáng tạo của Ireland

Một số trường học sáng tạo của Ireland

11-04-2022
Cá nhân hóa việc học tập giúp người học vượt qua các kỳ thi dễ dàng hơn

Cá nhân hóa việc học tập giúp người học vượt qua các kỳ thi dễ dàng hơn

15-06-2022
[Ireland] Nhà tuyển dụng cần gì ở sinh viên mới tốt nghiệp

[Ireland] Nhà tuyển dụng cần gì ở sinh viên mới tốt nghiệp

27-03-2024
[Anh] Giáo dục cho cuộc sống hay cho công việc?

[Anh] Giáo dục cho cuộc sống hay cho công việc?

15-08-2022
[Trung Quốc]  Bí quyết ngôi trường “không cận thị”

[Trung Quốc] Bí quyết ngôi trường “không cận thị”

21-11-2022