Tạo bài viết thảo luận

Chuyên mục Bài viết Cộng tác viên được Hướng nghiệp 4.0 CDM lập ra, là nơi các anh chị, các bạn chia sẻ các trải nghiệm, hướng dẫn, các suy nghĩ trong quá trình học tập, làm việc và lựa chọn nghề nghiệp.

Bài viết được đăng sẽ được nhận nhuận bút.

Bài viết xin gửi về email: cdm@huongnghiepcdm.edu.vn. Xin trân trọng cám ơn những đóng góp, chia sẻ của quý anh chị và các bạn.

Chào mọi người, mình là Cải, sinh viên K42 của Học viện Báo chí và tuyên truyền. Mình đã thi IELTS lần đầu tiên vào tháng 4 năm 2022, và may mắn rằng đã đạt được band điểm lí tưởng với nhiều người: 7.0 overall và 8.0 đối với kĩ năng Listening. Kĩ năng nghe từng là một “ác mộng” đối với mình, tuy nhiên trong quá trình học, mình đã khám phá ra một số tips hay ho để giúp mọi người “chinh phục” kĩ năng này. Hãy cùng mình xem đó là những bí kíp gì nhé!

1.   Xem phim tiếng Anh giúp cải thiện kĩ năng nghe, tin được không?

Câu trả lời của mình hoàn toàn là CÓ.

Xem phim là một trong những cách mình dùng để duy trì việc tiếp xúc với tiếng Anh hàng ngày. Việc xem phim như một liệu pháp “một mũi tên trúng hai con nhạn”: vừa giúp mình giải trí sau những giờ ôn thi bốn kĩ năng căng thẳng, vừa giúp mình luyện nghe và làm quen với ngữ điệu và cách nói của người bản xứ.

Đối với những bộ phim sitcoms, mình thường xem để làm quen với ngữ điệu và cách nối âm của người bản xứ. Phụ đề tiếng Anh được bật cùng lúc với âm thanh giúp mình nhận ra bấy lâu nay nhiều từ căn bản mình phát âm sai, dẫn đến việc lúc nghe không được chính xác. Từ đó mình sửa được phát âm, đồng thời cũng giúp kĩ năng nghe đi lên vì mình đã biết phát âm đúng. Có những bộ phim mình xem đi xem lại đến mức không cần phụ đề và thuộc từng lời thoại, đó là lúc đôi tai mình đã bắt đầu quen dần với việc nghe hiểu tiếng Anh. Theo lẽ tự nhiên, kĩ năng nghe của mình cũng tiến bộ nhanh chóng.

Nhắc đến phim giúp luyện tiếng Anh, chúng mình không thể không kể đến bộ phim huyền thoại “Friends” với 10 mùa. Bộ phim quá hay đến mức mình chỉ mất 4 ngày để xem hết tất cả các phần trong lần đầu tiên. “Friends” có lời thoại đơn giản, bối cảnh dễ hiểu và không phải là một “thử thách” quá khó nhằn với các newbie đang trên con đường luyện nghe bằng phim ảnh. Mọi người hãy thử “nghía” qua Friends nếu muốn “vừa chơi vừa học” với tiếng Anh nhé.

Nhắc đến phim giúp luyện tiếng Anh, chúng mình không thể không kể đến bộ phim huyền thoại “Friends”

2. Vừa nghe tiếng Anh, vừa thêm kiến thức mới. Còn gì bằng?

Mình là người ưa khám phá mọi thứ nhưng không thể đọc cái gì quá lâu nên luôn chọn video làm phương tiện để tiếp cận thông tin mới. Những thứ mình muốn tìm hiểu thì tài liệu tiếng Việt khá hạn chế nên tài liệu tiếng Anh trong dạng nghe-nhìn luôn là ưu tiên hàng đầu của mình.

Với những ai như mình thì kênh Youtube TED-Ed là một thiên đường khi hội tụ tất cả những thứ mà mình cần: giọng đọc chuẩn, nhiều chủ đề hay cùng hình ảnh minh họa sinh động. Mình luôn xem TED-Ed là một nguồn nghe mình tâm đắc vì giúp mình nghe và tiếp xúc với từ vựng ở nhiều lĩnh vực khác nhau, từ sức khỏe, tâm lí tình cảm cho đến kinh tế.. Một điểm cộng cực kì lớn là các video của TED-Ed luôn sẵn phụ đề tiếng Anh cho những người đang luyện tập như mình có thể nghe, đồng thời theo kịp tốc độ của người nói . Các video của TED-Ed khá nhanh và nhiều chủ đề khó hiểu nên thường phù hợp hơn với các bạn đang muốn lên band 7.0-8.0 nhé.

Bên cạnh đó, podcast của các kênh trên thế giới như BBC Learning English cũng chiếm được lòng tin của vô số những người đang bắt đầu học và làm quen với Tiếng Anh. Nội dung ngắn gọn, đầy đủ nhưng vô cùng dễ nghe, ngữ pháp và ngữ điệu chuẩn của người bản xứ, BBC Learning English đã làm tốt vai trò cầu nối giữa người học Tiếng Anh với thông tin thế giới, là một nguồn nghe đáng tin cậy cho các bạn mới nhập “đường đua Listening”.

3. Nghe chép chính tả có phải là một phương pháp lỗi thời?

Đối với mình, nghe chép chính tả vẫn còn nguyên “100% công lực”, so sánh với vô vàn các phương pháp luyện kĩ năng Listening ngày nay. Trong khoảng thời gian ôn thi, mình vẫn duy trì thói quen nghe chép chính tả mỗi ngày. Mình thường làm đề rồi kết hợp với nghe chép để tự xem lại lỗi sai của bản thân, sau đó nghe lại một lần nữa để thực sự biết mình đã nhầm lẫn ở chỗ nào. Bên cạnh đó, vào những ngày không có lịch ôn nghe, mình thường chọn một video ngắn chủ đề mình thích (khoảng 1-2’) rồi viết lại ra giấy, rồi tự kiểm tra các lỗi sai và sửa lại. Nghe chép chính tả đã giúp mình quen với các dạng bài nghe trong đề thi, giúp mình nâng cao vốn từ vựng và làm quen với cách nói nối âm của người bản xứ.

Một số trang web mình thường dùng để luyện chép chính tả có thể kể đến Listen a Minute (listenaminute.com). Listen a Minute cung cấp cho người dùng các bài nghe từ 1-3’, sắp xếp theo thứ tự alphabet, có sẵn transcript và bài tập cho người học. Trong đó mình thích nhất là dạng bài Listening and Fill, cho phép mình vừa nghe vừa điền vào những chỗ còn trống. Bên cạnh đó, Listen and Write (https://listen-and-write.com/) cũng là một trang web xứng đáng được chú ý đến. Các bài nghe với cấp độ và các chủ đề khác nhau được cung cấp đầy đủ và người đọc có thể check lại các lỗi sai trực tuyến ngay tại trang. Đây chính là các trang web đã giúp đỡ mình trên con đường chinh phục “đỉnh cao Listening” đó!

Nghe chép chính tả vẫn còn nguyên “100% công lực”. Nguồn ảnh: Ekaterina Bolovtsova (pexels.com)

Band điểm cao, đặc biệt là band điểm của kỹ năng nghe là không khó nếu chúng ta biết đúng con đường phải đi. Hy vọng với những tips mình chia sẻ nói trên, mọi người có thể xác định được “con đường” đúng mà mình cần phải đi, đạt được điểm số đáng ngưỡng mộ và “cầm IELTS trong tay, em bay đến nơi xa” nhé!

Cải

Tạo bài viết thảo luận
Sinh viên nên làm thêm thế nào cho hiệu quả?

Sinh viên nên làm thêm thế nào cho hiệu quả?

16-02-2023
Tư duy phản biện, xóa bỏ thiên kiến (phần 2)

Tư duy phản biện, xóa bỏ thiên kiến (phần 2)

05-11-2022
LỜI KHUYÊN KHI CHỌN TRƯỜNG ĐẠI HỌC

LỜI KHUYÊN KHI CHỌN TRƯỜNG ĐẠI HỌC

09-06-2022
7 năng lực nên trau dồi suốt đời

7 năng lực nên trau dồi suốt đời

03-02-2023
CÁC BƯỚC VÀ NHỮNG LƯU Ý KHI CHỌN TRƯỜNG

CÁC BƯỚC VÀ NHỮNG LƯU Ý KHI CHỌN TRƯỜNG

17-06-2022
Tư  duy phản biện, xoá bỏ thiên kiến (Phần 1)

Tư duy phản biện, xoá bỏ thiên kiến (Phần 1)

29-10-2022