Tạo bài viết thảo luận

Ngày 7/3/2022, Bộ Giáo dục Singapore đã công bố một số thay đổi nhằm đem lại nhiều lợi ích và lựa chọn linh hoạt cho học sinh để tiếp tục học lên các bậc cao hơn sau khi tốt nghiệp trung học.

Dưới đây là một số điểm nổi bật

1.Bãi bỏ các kỳ thi giữa năm học ở tiểu học và trung học

Các kỳ thi giữa năm học ở tất cả các trường tiểu học và trung học sẽ được bãi bỏ vào năm sau.

Điều này sẽ giúp nhà trường có thêm thời gian 3 tuần để giảng dạy và tìm ra các phương pháp sáng tạo trong giảng dạy,  giúp chuyển từ việc tập trung vào kiểm tra đánh giá sang giúp học sinh khám phá niềm vui trong học tập.

Các trường bỏ kỳ thi giữa năm để chuyển sang giúp học sinh khám phá niềm vui học tập. ẢNH: ST FILE

2.Thay đổi về phân luồng học sinh trung học

Từ năm 2024, hệ thống phân luồng hiện tại - phân học sinh trung học thành các lớp Express, Normal (Academic) và Normal (Technical), dựa trên độ khó của chương trình học-  sẽ không còn được áp dụng nữa.

Đến năm 2023, khoảng 90 trường - hơn 2/3 trường trung học cơ sở - sẽ thực hiện việc học sinh chọn thi các môn ở trình độ cao hoặc thấp, tùy thuộc vào thế mạnh và trình độ học sinh.

3.Tăng cơ hội vào các trường Cao đẳng cho học sinh 

Học sinh tăng cơ hội vào các trường cao đẳng: ngoài việc xét tuyển theo điểm số như hiện nay, các trường sẽ tăng tỷ lệ chỉ tiêu tuyển sinh thông qua kỳ kiểm tra năng khiếu của trường kể từ năm 2022.

4. Học sinh học chương trình Normal (Academic) có thể đăng kí vào hệ dự bị các trường Đại học Bách khoa.

Nếu trước đây, Học sinh học chương trình Normal (Academic) phải học thêm một năm, sau đó tham gia kỳ thi cấp độ O để có thể vào các trường Đại học Bách khoa thì sắp tới mỗi trường đại học sẽ cho phép khoảng 200 học sinh Normal (Academic) có thể tham gia hệ dự bị đại học.

Học sinh Singapore sẽ có nhiều cơ hội và lựa chọn hơn sau khi tốt nghiệp trung học

5. Thí điểm chương trình ngôn ngữ thứ ba

Trong vài năm tới, Bộ Giáo dục sẽ thí điểm chương trình ngôn ngữ thứ ba (bên cạnh 2 ngôn ngữ như hiện nay) để nhiều học sinh trung học có thể học ngôn ngữ mới và khám phá các nền văn hóa khác nhau. 

Bộ Giáo dục cũng muốn tất cả trường học có ít nhất một mối quan hệ hợp tác với một trường ở nước ngoài để tổ chức các hoạt động trao đổi sinh viên online hoặc trực tiếp. Hiện nay, khoảng 2/3 các trường đã thiết lập quan hệ đối tác như vậy.

Ngoài ra, Học viện Raffles sẽ trở thành trường thứ tư có chương trình tự chọn bằng tiếng Mã Lai từ năm sau. Học sinh từ các trường khác cũng có thể tham dự chương trình. Hiện tại, có ba trường là Trung học Anderson, Trung học Bukit Panjang Government và Trung họcTanjong Katong đang thực hiện chương trình nói trên. Các trường này tổ chức hoạt động cắm trại và các sáng kiến ​​hòa nhập, để giúp học sinh thông thạo ngôn ngữ và hiểu biết về văn hóa Mã Lai.

Kim Tuyến (Theo straitstimes.com)

Tạo bài viết thảo luận
[Ấn Độ] Mô hình giáo dục của Phần Lan được “xuất  khẩu” sang Ấn Độ

[Ấn Độ] Mô hình giáo dục của Phần Lan được “xuất khẩu” sang Ấn Độ

02-09-2022
Giáo dục và công nghệ vũ trụ ảo: định hình lại tương lai của việc học

Giáo dục và công nghệ vũ trụ ảo: định hình lại tương lai của việc học

25-09-2022
[MỸ]Khả năng tốt nghiệp giảm ở những sinh viên đi làm thêm

[MỸ]Khả năng tốt nghiệp giảm ở những sinh viên đi làm thêm

17-02-2023
[Úc] Yoga ở trường học

[Úc] Yoga ở trường học

08-09-2022
[Mỹ] Metaverse đã sẵn sàng để các trường K-12* sử dụng

[Mỹ] Metaverse đã sẵn sàng để các trường K-12* sử dụng

23-10-2022
[Úc] Học sinh tiểu học ở Sydney tham gia trải nghiệm nghề nghiệp tương lai

[Úc] Học sinh tiểu học ở Sydney tham gia trải nghiệm nghề nghiệp tương lai

04-08-2022