• Cẩm Nang
  • Giải Ngố
  • Kinh Nghiệm
  • Thị Trường
  • Toplist

Hướng Nghiệp CDM

Home » Những du học sinh về nước lập nghiệp (hoặc chưa), họ nói gì?

Những du học sinh về nước lập nghiệp (hoặc chưa), họ nói gì?

Tháng 9 8, 2024 Tháng 9 8, 2024 admin

share image

Khoảng thời gian trước khi tốt nghiệp, bao giờ các du học sinh cũng đứng trước trăn trở ở lại hay trở về. Hotcourses đã từng đưa tin về xu hướng về nước khởi nghiệp sau du học, cũng như những bất lợi của du học sinh khi về nước làm việc. Lần này, Hotcourses sẽ kể với bạn về 3 hướng đi với 3 cách nghĩ khác nhau về những cơ hội lập nghiệp ở trong và ngoài nước…

 

 

3 hướng đi, 3 cách nghĩ

 

 

 

Câu chuyện đầu tiên là về anh Vũ Duy Thức, tiến sĩ tốt nghiệp Đại học Stanford (Mỹ), nhà sáng lập quỹ học bổng Vietseeds và là người có công góp sức gây dựng 7 công ty công nghệ.

 

Là người có am hiểu sâu rộng về công nghệ, dày dặn kinh nghiệm trong các dự án khởi nghiệp, anh đã chọn trở về Việt Nam để có thể đóng góp một phần hiểu biết và kĩ năng của mình cho sự phát triển của giới khởi nghiệp trong nước. Anh Duy Thức từng chia sẻ trên báo Nhịp cầu đầu tư: “Môi trường khởi nghiệp ở đây vẫn còn rất mới, mang tính tự phát, chạy theo phong trào. Các bạn trẻ cần định hướng nhiều hơn từ người đi trước để phát triển vững vàng”, và, “Khác với môi trường học thuật đi cùng bài toán sâu và hẹp, ít được ứng dụng, kinh doanh đòi hỏi các bài toán có tính thực tế cao hữu ích cho nhiều người ngay lập tức”. Với quan điểm này, anh luôn sẵn lòng giúp đỡ cho những dự án có tính ứng dụng cao.

 

 

>> Kinh nghiệm khởi nghiệp thành công của du học sinh

Xem Thêm:   Phương pháp rèn luyện kỹ năng thuyết trình trước đám đông hiệu quả

 

 

Bỏ lại sau lưng nước Mỹ với danh xưng “Tiến sĩ Việt trẻ nhất ở Stanford”, anh trở về, miệt mài với các chương trình hỗ trợ sinh viên và tiếp tục những hướng phát triển kinh doanh của riêng mình. Hiện nay, anh sở hữu một công ty phát triển phần cứng cho robot tại Mỹ, nhằm ứng dụng công trình nghiên cứu về hệ thống đa tác nhân. Mục tiêu của anh là lập ra một quỹ đầu tư mạo hiểm và xây dựng các trung tâm nghiên cứu ý tưởng để chuyển giao công nghệ về Việt Nam.

 

 

 

Trong khi đó, anh Dật Hanh, hiện làm việc cho một trong những công ty hóa chất hương vị liệu hàng đầu thế giới của Mỹ tại Singapore thì lại có một hướng đi khác. Anh đại diện cho lớp du học sinh chọn ở lại nước sở tại làm việc, với mục đích tích lũy vốn để mở công ty riêng về mảng media production. Chọn ở lại Singapore, với anh Dật Hanh, là chọn ở lại làm việc trong một môi trường có tiềm năng lớn để kinh doanh và phát triển ra khu vực. Sau 5 năm ở lại làm việc tại đất nước anh đã từng theo học, anh Dật Hanh chia sẻ rằng bản thân đã không hề hối tiếc với “nước cờ” mình đã đi vào 5 năm trước, nhất là khi anh đang dần thực hiện được mục tiêu ban đầu.

 

 

 

Còn anh Nguyễn Nhất Quang, cựu du học sinh trường Truman State University, cũng đã có chia sẻ với VietAbroader gần đây, rằng anh đã phải “tra trấn” bản thân bằng rất nhiều câu hỏi ở hay về trong suốt 1,5 năm cuối trước khi tốt nghiệp. Anh so sánh hoàn cảnh khi đó với cuộc chơi “Ai là triệu phú” – “Khi đến một mức câu hỏi nào đó, sẽ có lựa chọn hoặc dừng cuộc chơi, bảo toàn số tiền mình đã dành được, hoặc đi tiếp, chinh phục một nấc câu hỏi cao hơn, tuy nhiên nếu sai bạn phải chịu mất đi một phần số tiền bạn đã vất vả có được. Trong một cuộc chơi mang tính vui vẻ, với tinh thần học hỏi và cọ xát, nhiều người sẽ nghĩ theo hướng không có gì để mất, sẽ dễ chọn phương án chơi tiếp. Tuy nhiên, việc ở lại hay về lại không đơn thuần chỉ là một trò chơi. Bên cạnh những người ở lại tiếp tục chinh phục những thử thách mới, một số người, không chấp nhận rủi ro trước câu hỏi khó, họ dừng cuộc chơi này để lao vào cuộc chơi khác mà ở đó họ nắm chắc phần thắng, dù phần thưởng có thể là nhỏ hơn với người khác, nhưng mà đủ lớn đối với họ…” Và anh đã chọn một nước đi nắm chắc phần thắng đủ lớn cho mình bằng lựa chọn trở về Việt Nam, đầu quân cho PwC Vietnam với vai trò “Management consulting associate”.

Xem Thêm:   5 lời khuyên sự nghiệp từ những người phụ nữ quyền lực nhất thế giới năm 2017

 

 

Còn bạn, bạn có suy nghĩ gì với ba hướng đi của những nhân vật trên? Nếu có cơ hội đi du học, bạn sẽ lựa chọn ở lại hay trở về?

 

 

Để có được cái nhìn rõ hơn, gần hơn về những trăn trở đi/ ở của các (cựu) du học sinh, cùng trò chuyện với những thách thức và cơ hội lập nghiệp ở nước ngoài và trong nước, đừng bỏ qua cuộc gặp đã được lên hẹn với Student Life Care vào sáng mai, ngày 4/7/2015. Chương trình tọa đàm thứ 3 với chủ đề “Chuyện tốt nghiệp: Hướng đi nào phù hợp” sẽ mang đến bạn những câu chuyện từ du học sinh các nước.

 

Họ là diễn giả Mai Lan Vân, chủ tịch Tổng hội Sinh Viên Việt Nam tại Vương quốc Anh và Bắc Ai-len 2015 với câu chuyện về trải nghiệm học tập, ngoại khoá tại Anh và quyết định khi ra trường. Là diễn giả Ngô Di Lân, chủ tịch Tổ chức Hợp Tác Thanh Niên Việt Nam (VYCO) với phần thảo luận xoay quanh vấn đề “Tốt nghiệp và những quyết định thực dụng”. Ngoài ra, bạn cũng sẽ có cơ hội trao đổi với anh Hà Ngọc Anh, CEO Student Life Care, anh Đặng Việt Dũng, CEO Uber Việt Nam, chị Mai Vĩnh Trinh, country manager của trường đại học Deakin, và anh Đặng Trần Minh, cựu sinh viên trường Lancaster University, nhà phân tích đầu tư công ty chứng khoán SSI, về những suy nghĩ của họ xoay quanh những trăn trở lập nghiệp ở đâu.

Xem Thêm:   IMC là gì? Những lợi ích, khó khăn và 5 công cụ khi sử dụng IMC

 

  • Study Abroad Forum – SAF là gì?
  • Đăng ký để trở thành SAFer

 

 

 “Chuyện tốt nghiệp, hướng đi nào phù hợp” là chủ đề buổi tọa đàm thứ 3 trong chuỗi 4 số chương trình Student Abroad Forum (SAF), được tổ chức bởi Studentlifecare.

Thời gian: 8h30 sáng thứ 7 ngày 4/7/2015

Địa điểm: Hanoi Tower Conference Center, 49 Hai Bà Trưng

Email: contact@studentlifecare.com

 

Nguồn: Tổng hợp (Nhịp Cầu đầu tư, VietAbroader)

 

Bài viết liên quan

Ý nghĩa JD là gì ? Nội dung cần có của JD – bản mô tả công việc
Xây dựng sơ đồ quy trình chăm sóc khách hàng chuẩn, hiệu quả
Xây dựng quy trình kiểm soát nội bộ doanh nghiệp hiệu quả

Chuyên mục: Kinh Nghiệm

Previous Post: « 5 lời khuyên sự nghiệp từ những người phụ nữ quyền lực nhất thế giới năm 2017
Next Post: Đi phỏng vấn xin việc cũng như một cuộc hẹn hò! »

Primary Sidebar

Bài Viết Mới

  • Giống Gà Chọi Vảy Rồng – Nguồn Gốc và Những Điều Cần Biết
  • Tiểu sử cầu thủ Alisson Becker – Hành Trình Mới Của Thủ Môn Xuất Sắc Nhất Thế Giới
  • Tiểu sử cầu thủ Jadon Sancho – Hành trình từ London đến đỉnh cao bóng đá thế giới
  • Tiểu sử cầu thủ Neymar – Hành trình từ một cậu bé đến ngôi sao bóng đá thế giới
  • Wes Morgan – Tiểu Sử và Sự Nghiệp của Cầu Thủ Người Jamaica Vượt Qua Những Thử Thách

Footer

Giới Thiệu Hướng Nghiệp CDM

Danh mục

  • Cẩm Nang
  • Giải Ngố
  • Kinh Nghiệm
  • Thị Trường
  • Tổng Hợp

Quảng Cáo

Bản quyền © 2025 · Liên Hệ Mua Guest Post 0869377629 Luck8