Nếu quan hệ quốc tế tập trung vào chính trị và sự tương tác giữa các quốc gia, ngành quốc tế học nghiên cứu và đánh giá các khía cạnh nhân học, lịch sử cũng như tôn giáo của các quốc gia trên thế giới. Vậy quốc tế học là gì? Cùng Huongnghiepcdm.edu.vn tìm hiểu ngành học hấp dẫn này qua bài viết sau đây nhé.
Quốc tế học là gì?
Quốc tế học, tiếng Anh là International/Global Studies, là ngành học nghiên cứu toàn cầu hóa và cách nó ảnh hưởng đến văn hóa và xã hội của quốc gia. Các vấn đề mang tính toàn cầu, quan hệ của đất nước với các tổ chức quốc tế, quốc gia khác và khu vực trên thế giới được tìm hiểu và phân tích.
Học gì trong ngành quốc tế học?
Ngành quốc tế học bao gồm các kiến thức khoa học liên ngành với quan hệ quốc tế, điều kiện chính trị xã hội, nền kinh tế của các quốc gia trong mối quan hệ hợp tác song phương. Các môn học chính trong ngành quốc tế học là:
-
Lịch sử quan hệ quốc tế
-
Nhân chủng học
-
Kinh tế
-
Văn học
-
Điều kiện chính trị
-
Ngoại giao, đàm phán
-
Ngoại ngữ: tiếng Trung, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Hy Lạp, tiếng Indonesia, tiếng Ý, tiếng Nhật, tiếng Hàn và tiếng Tây Ban Nha.
Các chương trình học trên nhằm mở rộng sự hiểu biết của sinh viên về các nền văn hóa khác nhau và quan tâm đến việc tìm cách ứng phó với những thách thức toàn cầu. Sinh viên có thể tập trung vào một ngôn ngữ hay một khu vực trên thế giới trong khi học để phân tích các vấn đề toàn cầu phức tạp. Đặc biệt, ngành quốc tế học trang bị cho sinh viên kiến thức chuyên sâu tập trung vào các khu vực chính là Châu Úc, Châu Mỹ, Châu Á – Thái Bình Dương.
Bạn sẽ nắm được kỹ năng thuyết trình cũng như khả năng ngôn ngữ, sự linh hoạt trong giao tiếp khi bạn phân tích các yếu tố thay đổi chủ quyền, toàn cầu hóa, chủ nghĩa dân tộc, xung đột, viện trợ nhân đạo, nhân quyền của người dân trên toàn cầu.
Học ngành quốc tế học ở đâu?
Các trường đại học tại Việt Nam tuyển sinh và cung cấp chương trình đào tạo ngành Quốc tế học không quá nhiều, bao gồm: ĐH Hà Nội, ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn – ĐHQGHN, ĐH Nguyễn Trãi, ĐH Ngoại ngữ Đà Nẵng, ĐH Ngoại ngữ Huế, ĐH Đà Lạt, ĐH Sài Gòn, ĐH Sư phạm TP HCM.
Nếu bạn muốn thật sự trải nghiệm ngành Quốc tế học tại các quốc gia đi đầu trong nghiên cứu khoa học, Huongnghiepcdm.edu.vn sẽ gợi ý cho bạn những điểm đến không thể bỏ qua ngay sau đây:
-
Các khóa đào tạo ngành Quốc tế học ở Mỹ
-
Các khóa đào tạo ngành Quốc tế học ở Úc
-
Các khóa đào tạo ngành Quốc tế học ở Canada
-
Các khóa đào tạo ngành Quốc tế học ở Anh
Bạn lưu ý là bấm vào link “Xem [số] khóa học Quốc tế học” để tìm hiểu thông tin cụ thể về chương trình học ở từng trường. Nếu bạn có thắc mắc về du học ngành Quốc tế học, các chuyên gia du học IDP giàu kinh nghiệm luôn sẵn sàng hỗ trợ và tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Ngành quốc tế học ra làm gì và mức lương như thế nào?
Chuyên ngành quốc tế tuy tập trung vào nghiên cứu nhiều hơn, sinh viên ngành này nắm giữ những kỹ năng linh hoạt có thể áp dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau, được nhà tuyển dụng đánh giá cao như phân tích, nghiên cứu, giải quyết vấn đề, kiến thức về các nền văn hóa và ngoại ngữ.
Một số công việc sinh viên tốt nghiệp ngành quốc tế học có thể kể đến như:
-
Công chức, chuyên viên nhà nước: Bạn cần thi công chức vào trong các phòng ban hay sở ngoại vụ, thực hiện các công việc về đối ngoại. Lựa chọn này không quá phổ biến vì yêu cầu trình độ chuyên sâu, thẩm tra lý lịch,… Mức lương khởi điểm cũng sẽ không cao khi mới đi làm, được tính theo bậc lương của nhà nước nhưng công việc ổn định.
-
Biên tập viên, biên dịch viên, nhà báo: Học ngành quốc tế học thường có lợi thế sử dụng thành thạo 1 hoặc 2 ngoại ngữ. Điều này tạo cơ hội để bạn tìm các công việc liên quan đến viết lách, biên dịch trong lĩnh vực báo chí truyền thông. Thậm chí, nhiều bạn chọn trở thành phóng viên, có thẻ nhà báo… Thu nhập của vị trí này có thể từ 10 – 20 triệu/tháng.
-
Nhân viên PR & Marketing: Nếu bạn học ngành quốc tế học và rất năng động, có khả năng ăn nói, xử lý tình huống xuất sắc thì tìm việc làm quan hệ công chúng sẽ rất phù hợp. Bên cạnh đó, thử lấn sân qua lĩnh vực tiếp thị, vận dụng kỹ năng vào việc thu thập thông tin thị trường, phân tích, lập kế hoạch và triển khai chiến dịch quảng bá… Hiện nay, mức lương trung bình của chuyên viên PR & Marketing là từ 8 – 14 triệu/tháng, tăng dần theo kinh nghiệm.
-
Chuyên viên tuyển dụng/nhân sự (HR): Nếu bạn hứng thú với công việc tương tác tìm kiếm tài năng phù hợp với công ty, ngoài ngoại ngữ và kỹ năng hành chính văn phòng, bạn sẽ cần tiếp xúc từ sớm trong các vai trò liên quan, có mạng quan hệ rộng, hiểu về luật lao động, bảo hiểm… Thu nhập của bạn dao động từ 8 – 15 triệu/tháng.
-
Cán bộ, trợ lý văn phòng, công ty, tổ chức phi chính phủ: Hỗ trợ các công việc văn phòng, điều phối, cố vấn dự án… Mức lương tùy theo kinh nghiệm và vị trí cụ thể, có thể từ 7 – 20 triệu/tháng và cao hơn nữa nếu làm quản lý, trợ lý giám đốc, tổng giám đốc…
-
Nghiên cứu, giảng dạy: Nghiên cứu tại Viện Kinh tế và Chính trị thế giới, Viện Nghiên cứu châu Mỹ,… hoặc trở thành giảng viên trong các trường cao đẳng, đại học. Các vị trí này thường yêu cầu bằng cấp cao hơn cử nhân, có thể là thạc sĩ, nghiên cứu sinh…