Thời đại kinh tế phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp phải cạnh tranh để đưa sản phẩm tới gần hơn với người tiêu dùng và gia tăng doanh số. Để làm được điều đó, Quảng cáo đóng một vai trò tất yếu và không thể thiếu. Vì thế, chuyên ngành quảng cáo truyền thông đang trở nên hot hơn bao giờ hết, là “mảnh đất màu mỡ” để các bạn trẻ có khả năng sáng tạo, giao tiếp tốt, không ngại thử thách phát triển tương lai. Vậy quảng cáo là gì? Học quảng cáo ở đâu? Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn nhé!
Quảng cáo là gì? Khái niệm quảng cáo trong marketing
Quảng cáo là một chiến thuật tiếp thị liên quan đến việc trả tiền cho không gian để quảng bá sản phẩm, dịch vụ. Vì là truyền thông trả phí (paid media), một chiến dịch quảng cáo cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng về đối tượng khách hàng, từ đó lên kế hoạch về thông điệp, nội dung và tần suất lan tỏa phù hợp với chi phí và đem lại hiệu quả. Mục tiêu của quảng cáo là tiếp cận những người sẵn sàng trả tiền cho sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty và lôi kéo họ mua.
Ngành quảng cáo học gì?
Ngành quảng cáo sẽ trang bị cho bạn các kiến thức về bản chất, chức năng, nhiệm vụ của quảng cáo, marketing cùng vai trò của nó đối với doanh nghiệp, cá nhân. Ngoài ra, sinh viên ngành quảng cáo truyền thông cũng sẽ được giới thiệu về các phương tiện truyền thông hỗ trợ quảng cáo và cách hoạch định chiến lược quảng cáo, marketing sao cho hiệu quả.
Ngành quảng cáo bao gồm 2 chuyên ngành chính:
-
Chuyên ngành Quảng cáo số: Chuyên ngành này sẽ trang bị cho người học các kiến thức liên quan đến hoạt động quảng bá sản phẩm/dịch vụ, giúp các bạn trẻ hiểu được mục tiêu của từng chiến dịch quảng cáo, biết cách đo lường hiệu quả dựa vào công nghệ số (digital),… Một số môn học chính của Chuyên ngành Quảng cáo số bao gồm Quảng cáo trực tuyến, Digital Marketing, Thiết kế hình hiệu, Thiết kế web quảng cáo.
-
Chuyên ngành Quản trị quảng cáo: Người học sẽ được đào sâu về công nghệ quản lý và phương thức vận hành của ngành quảng cáo. Sinh viên tốt nghiệp sẽ nắm vững được các kỹ năng quản lý và phối hợp hợp lý sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Các môn học trọng tâm của chuyên ngành này gồm: Phân tích dữ liệu truyền thông, Quản trị khách hàng quảng cáo, Kinh doanh quảng cáo, Quản lý dự án quảng cáo.
> Ngành Marketing: Học gì, ở đâu, cơ hội nghề nghiệp thế nào?
> Phân biệt ba lĩnh vực Marketing, PR và Quảng cáo
Vì sao nên học ngành quảng cáo truyền thông?
Không thể phủ nhận rằng quảng cáo là một quá trình thiết yếu đối với mọi doanh nghiệp, cho dù đó là doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nào đi chăng nữa. Nếu muốn bán được nhiều sản phẩm và dịch vụ, doanh nghiệp cần đầu tư rất nhiều vào quảng cáo. Vì thế, nếu lựa chọn học ngành này, bạn sẽ không lo vì thiếu việc làm. Mức lương ngành quảng cáo cho sinh viên mới ra trường thường dao động từ 7 – 10 triệu. Khi đã tích lũy được 2-3 năm kinh nghiệm, bạn có thể nâng mức lương lên đến 15-20 triệu. Chưa kể, người làm ngành quảng cáo thường sẽ có thưởng dự án nếu đạt KPI đề ra.
Hơn nữa, không ai muốn làm một công việc nhàm chán hoặc lặp đi lặp lại. Ngành quảng cáo sẽ cho phép bạn được sáng tạo, đổi mới mỗi ngày. Bạn sẽ được sử dụng các kỹ năng sáng tạo của mình để phát triển các chiến dịch và chiến lược nổi bật và thu hút sự chú ý của người tiêu dùng.
Bạn có phù hợp với ngành quảng cáo?
Dưới đây là những kỹ năng cần thiết của một người làm quảng cáo. Hãy cân nhắc xem liệu có phù hợp với bạn không nhé!
-
Sự sáng tạo: Bạn có phải là người có thể nảy ra những ý tưởng kỳ quặc và tìm ra những cách độc đáo để thực hiện chúng không? Nếu việc lên ý tưởng ngay tại chỗ và điều chỉnh chúng cho phù hợp là điều khiến bạn cảm thấy hứng thú, thì việc học ngành quảng cáo ở trường đại học là một lựa chọn tuyệt vời.
-
Nhanh nhạy với truyền thông và các xu hướng mới: Ngành quảng cáo đòi hỏi bạn phải nhanh chóng cập nhật được những xu hướng mới và sở thích hiện tại của người tiêu dùng, từ đó tối ưu chiến dịch quảng cáo để đạt được hiệu quả cao nhất.
-
Khả năng nghiên cứu thông tin: Để lên được một chiến dịch, bạn cần phải thu thập và phân tích các thông tin của khách hàng tiềm năng, sở thích, thói quen,…
-
Có một bộ nhớ tốt và đầy màu sắc: Với quảng cáo, đây là điều đặc biệt quan trọng và giúp ích rất nhiều cho công việc sáng tạo của bạn. Đây là nhân tố vừa là năng khiếu, vừa phải rèn luyện.
Học quảng cáo ở đâu? Ngành quảng cáo học trường nào?
Nếu bạn dự định du học ngành quảng cáo thì hãy cân nhắc các quốc gia sau đây nhé!
-
Úc: Du học ngành quảng cáo truyền thông ở Úc là một trong những lựa chọn khá phổ biến của các bạn du học sinh Việt Nam. Học phí và sinh hoạt phí ở Úc khá rẻ, thêm vào đó là môi trường làm việc quốc tế sau tốt nghiệp năng động, tạo điều kiện để sinh viên định cư tại Úc.
-
Mỹ: Ngoài sở hữu nền kinh tế hàng đầu thế giới, Mỹ còn được biết đến là một quốc gia tự do ngôn luận, hầu hết người Mỹ đều đề cao tầm quan trọng của việc truyền bá thông tin, quảng cáo,… Chính vì vậy, việc ở Mỹ sở hữu nhiều thương hiệu nổi tiếng khắp thế giới không có gì đáng ngạc nhiên, và vì lẽ đó, ngành quảng cáo tại Mỹ luôn thuộc trong top các nghề đang cần thiết ở Mỹ. Do đó, nếu muốn du học ngành quảng cáo, hãy cân nhắc Mỹ làm điểm đến nhé!
-
Anh: Nước Anh có một trong những mạng lưới truyền thông phát triển và lớn mạnh nhất trên thế giới, gồm rất nhiều báo nổi tiếng như BBC News, The Sun, The Times & The Sunday Times, The Guardian,… Ngoài ra, theo khảo sát của Glassdoor, mức lương ngành quảng cáo tại đây trung bình là 40.968 GBP/năm. Vì thế, du học Anh ngành quảng cáo đang trở thành lựa chọn hàng đầu của rất nhiều du học sinh Việt Nam.
Sinh viên ngành quảng cáo làm gì khi ra trường?
Với sự phát triển của truyền thông và nhu cầu khẳng định vị trí của các doanh nghiệp ngày càng cao, bạn có thể tìm kiếm rất nhiều cơ hội việc làm phù hợp với năng lực và mong muốn của bản thân.
Một số vị trí việc làm phổ biến của sinh viên ngành quảng cáo truyền thông:
-
Chuyên viên quảng cáo, có khả năng đưa ra những ý tưởng, viết những khẩu hiệu quảng cáo độc đáo
-
Thiết kế quảng cáo, tìm ra cách thể hiện ấn tượng nhất cho các ý tưởng của một chiến dịch quảng cáo trên các phương tiện truyền thông
-
Nhân viên Marketing
-
Chuyên viên chạy ads trên các nền tảng mạng xã hội và Google