Sự bùng nổ của công nghệ thông tin đã tạo ra một nhu cầu ngày càng tăng về chuyên gia quản trị mạng máy tính. Ngành quản trị mạng đặt cột mốc quan trọng trong việc duy trì và phát triển hệ thống thông tin của các tổ chức. Với sự tiện lợi và độ tin cậy ngày càng cao của internet, việc hiểu biết vững về quản trị mạng không chỉ là một sự lựa chọn mà là một yêu cầu thiết yếu. Cùng Huongnghiepcdm.edu.vn khám phá ngành quản trị mạng máy tính là gì, học gì và cơ hội nghề nghiệp mà lĩnh vực này mang lại nhé.
Quản trị mạng máy tính là gì?
Quản trị mạng máy tính (Network Administration) là xây dựng một hệ thống liên kết giữa các máy tính và thiết bị mạng, giúp hỗ trợ truyền đạt thông tin một cách thuận lợi trong tổ chức, doanh nghiệp để đảm bảo hiệu suất hoạt động. Với sự phát triển của công nghệ, quản trị mạng máy tính còn chú trọng đến an ninh và bảo mật thông tin cho nội bộ tổ chức, doanh nghiệp.
Quản trị mạng máy tính bao gồm hai khía cạnh chính là:
-
Quản trị hệ thống (phần mềm)
-
Quản trị hạ tầng (phần cứng)
Nhìn chung, công việc của người quản trị mạng bao gồm:
-
Xây dựng và duy trì hạ tầng mạng: Tạo ra và duy trì cơ sở hạ tầng mạng với các thành phần như máy chủ, router, switch, và thiết bị mạng khác.
-
Bảo mật mạng: Phòng chống các tấn công mạng, bảo vệ dữ liệu quan trọng, cài đặt và duy trì các hệ thống bảo mật.
-
Quản lý tài nguyên mạng: Đảm bảo rằng tài nguyên mạng được sử dụng hiệu quả, từ băng thông đến địa chỉ IP và các nguồn lực khác.
-
Hỗ trợ người dùng: Giải quyết vấn đề kỹ thuật, cung cấp hỗ trợ cho người dùng trong việc kết nối và sử dụng mạng.
-
Sao lưu và khôi phục dữ liệu: Xây dựng các chiến lược sao lưu dữ liệu định kỳ và khôi phục dữ liệu trong trường hợp có sự cố.
-
Theo dõi hiệu suất mạng: Đánh giá và theo dõi hiệu suất mạng, đồng thời thực hiện các biện pháp cần thiết để nâng cao tốc độ và khả năng mở rộng.
Ngành quản trị mạng máy tính học gì?
Ngành quản trị mạng máy tính đòi hỏi sinh viên học một loạt các kiến thức và kỹ năng liên quan đến cả phần cứng và phần mềm mạng. Dưới đây là một số chủ đề quan trọng mà sinh viên trong ngành này thường học:
-
Hệ điều hành: Hiểu biết sâu rộng về hệ điều hành như Windows, Linux, hoặc macOS là quan trọng để quản trị hệ thống mạng máy tính.
-
Mạng máy tính: Kiến thức vững về cấu trúc mạng, giao thức mạng (như TCP/IP), và các thiết bị mạng như router và switch.
-
Bảo mật mạng: Hiểu biết về cách bảo vệ mạng khỏi tấn công, cài đặt và duy trì các giải pháp bảo mật như firewall, VPN, và IDS/IPS.
-
Quản trị hệ thống: Kỹ năng quản lý và duy trì hệ thống mạng, bao gồm cả việc cài đặt và cập nhật phần mềm, giải quyết sự cố, và theo dõi hiệu suất.
-
Virtualization: Sử dụng công nghệ ảo hóa để tạo ra các môi trường ảo, giúp tối ưu hóa tài nguyên hệ thống.
-
Quản lý dịch vụ: Hiểu về triển khai và quản lý các dịch vụ như email, web, và DNS trên mạng.
-
Lập trình: Kỹ năng lập trình cơ bản có thể giúp quản trị viên mạng tùy chỉnh và tự động hóa các tác vụ.
-
An ninh thông tin: Hiểu về các vấn đề an ninh thông tin, chính sách bảo mật, và kỹ thuật kiểm thử an ninh.
Ngành quản trị mạng máy tính học trường nào?
Ở Việt Nam, hầu hết các trường trung cấp, cao đẳng, và đại học chuyên về công nghệ thông tin đều có chương trình đào tạo ngành quản trị mạng máy tính, nổi bật như: Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Công nghệ Thông tin – Đại học Quốc gia Hà Nội, Cao đẳng – Đại học Công nghệ Thông tin (FPT).
Nếu bạn đang quan tâm đến du học ngành quản trị mạng máy tính và làm việc tại nước ngoài, có nhiều cơ hội học tập hấp dẫn tại các trường đại học và cao đẳng uy tín trên thế giới. Dưới đây là một số gợi ý từ Huongnghiepcdm.edu.vn:
-
Các khóa đào tạo ngành Quản trị mạng máy tính ở Úc
-
Các khóa đào tạo ngành Quản trị mạng máy tính ở Canada
-
Các khóa đào tạo ngành Quản trị mạng máy tính ở Anh
-
Các khóa đào tạo ngành Quản trị mạng máy tính ở Mỹ
-
Các khóa đào tạo ngành Quản trị mạng máy tính ở New Zealand
Bạn lưu ý là bấm vào link “Xem [số] khóa học Quản trị mạng máy tính” để tìm hiểu thông tin cụ thể về chương trình học ở từng trường. Nếu bạn có thắc mắc về du học ngành Quản trị mạng máy tính, các chuyên gia du học IDP giàu kinh nghiệm luôn sẵn sàng hỗ trợ và tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Cơ hội nghề nghiệp và mức lương của ngành quản trị mạng máy tính như thế nào?
Trong thời đại Công nghệ 4.0, việc áp dụng các công nghệ kỹ thuật đóng một vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp, vậy nên cơ hội nghề nghiệp của ngành ngày này rộng mở. Sau khi tốt nghiệp ngành quản trị mạng, sinh viên có thể đảm nhận nhiều vị trí và thực hiện các công việc như:
-
Quản Trị Viên Mạng: Thiết lập, duy trì, và bảo vệ hệ thống mạng trong doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan.
-
Chuyên Gia An Ninh Mạng: Tập trung vào bảo mật mạng, phòng chống tấn công, và giải quyết sự cố an ninh.
-
Chuyên Gia Ảo Hóa và Cloud Computing: Quản lý và triển khai môi trường ảo hóa và ứng dụng đám mây khi công ty đồng bộ với xu hướng chuyển đổi số và sử dụng đám mây.
-
Chuyên Gia Dự Án Mạng: Quản lý và triển khai dự án mạng trong doanh nghiệp và tổ chức có nhu cầu xây dựng, mở rộng hệ thống mạng.
Bên cạnh kiến thức chuyên ngành về mạng máy tính, bạn còn có kiến thức vững về tin học ứng dụng, lập trình cơ bản, lắp ráp và bảo trì máy tính sau khi học. Điều này giúp bạn tự tin và đa năng, có thể đảm nhận nhiều vị trí và công việc khác nhau tại các doanh nghiệp nhỏ và lớn trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
Tại Việt Nam, mức lương khởi điểm của chuyên viên quản trị mạng máy tính được đánh giá khá cao, bắt đầu từ khoảng 15 triệu/tháng trở lên. Ở Mỹ, nhân viên trong lĩnh vực Quản trị mạng thường đạt mức lương giao động khoảng 69.000 USD mỗi năm. Người làm ở chức vụ Quản lý mạng có thể đạt mức lương trung bình khoảng 73.000 USD mỗi năm, trong khi Quản trị mạng chuyên sâu với các chứng chỉ như Cisco CCIE có thể đạt mức lương lên đến 114.000 USD/ năm.
>> Hackathon là gì và tại sao sinh viên công nghệ nên tham gia?
>> Scrum Master là gì? Học gì để trở thành một Scrum Master thực thụ