Trong thời kỳ đầy biến động và cạnh tranh ngày nay, thế giới cần những nhân lực có khả năng định hình, giám sát và thúc đẩy sự phát triển của các tổ chức và doanh nghiệp. Phải chăng điều gì làm nên sức hút đặc biệt của ngành Quản trị Kinh doanh? Điều gì thú vị đang chờ đợi những bạn muốn theo đuổi ngành Quản trị Kinh doanh, từ nền tảng học vấn cho đến cơ hội nghề nghiệp rộng lớn? Cùng Huongnghiepcdm.edu.vn nhìn nhận ngành học Quản trị Kinh doanh một cách đúng đắn trong bài viết này các bạn nhé.
Quản trị Kinh doanh là gì?
Quản trị Kinh doanh là ngành học đào tạo tập hợp kiến thức và kỹ năng cần thiết liên quan đến việc thành lập và điều hành một doanh nghiệp bất kể đó là công ty tư nhân, trực thuộc nhà nước hay phi chính phủ. Như tên gọi, mục tiêu là quản lý và điều hành các hoạt động kinh doanh nhằm mục tiêu tối ưu hóa hiệu quả và lợi nhuận.
Quản trị kinh doanh bao gồm việc lập kế hoạch chiến lược, tổ chức, điều phối các nguồn lực, quản lý con người, và kiểm soát các hoạt động kinh doanh để đạt được các mục tiêu cụ thể của tổ chức hoặc doanh nghiệp đó. Quản trị kinh doanh cũng liên quan đến việc phân tích thị trường, dự báo xu hướng kinh doanh, nghiên cứu về đối thủ cạnh tranh và phát triển sản phẩm/dịch vụ mới để thích ứng với môi trường kinh doanh biến đổi. Đồng thời tập trung vào việc tạo ra giá trị cho khách hàng và xây dựng hình ảnh thương hiệu bền vững trên thị trường.
Mỗi bộ phận trong công ty đều có hẳn một ngành học riêng vậy tại sao không học chuyên ngành để “một nghề cho chín” mà chọn chương trình thiên về quản lý như Quản trị Kinh doanh? Câu trả lời là ngành Quản trị Kinh doanh sẽ đem lại cho bạn góc nhìn toàn cảnh về hoạt động sản xuất, buôn bán của doanh nghiệp; trong khi những ngành học chuyên sâu chỉ là một mắt xích trong cả guồng máy lớn. Sau khi học Quản trị Kinh doanh hệ Cử nhân, nếu có nhu cầu thì bạn vẫn có thể theo học chuyên sâu hơn vào từng khâu ở bậc Thạc sĩ.
Dù tương lai bạn không có ý định đảm đương vị trí quản lý thì vẫn nên học về quản trị doanh nghiệp để hiểu được tư duy của cấp trên, từ đó có thể phối hợp với họ trong công việc nhịp nhàng hơn. Huongnghiepcdm.edu.vn vẫn muốn khích lệ bạn nên tự tin rằng một ngày mình sẽ có thể thăng tiến lên vị trí quản lý và hãy chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng ngay từ bây giờ để khi thời cơ đến có thể nắm bắt kịp thời.
Tại sao nên chọn học Quản trị Kinh doanh?
Có thể đảm đương nhiều vị trí trong công ty
Không tính đến những vị trí đòi hỏi chuyên môn cao như Kế toán thì sinh viên Quản trị Kinh doanh gần như đều có thể đảm đương hầu hết các vị trí của doanh nghiệp từ nhân viên bán hàng (sales), tư vấn viên, nhân sự, truyền thông,… nên bạn sẽ có nhiều lựa chọn trong công việc bởi tính ứng dụng cao của ngành học này. Bạn còn có thể luân chuyển giữa các vị trí nên sẽ không gặp tình trạng chán nản khi phải làm một đầu việc quanh năm suốt tháng.
Con đường học tập rộng mở
Vốn dĩ ngành học này cung cấp thông tin của nhiều chuyên môn nên bạn sẽ có vô số lựa chọn để học chuyên sâu hơn ở hệ Thạc sĩ như Thạc sĩ Marketing, Thạc sĩ Kinh tế hay Thạc sĩ Khởi nghiệp. Khối ngành này được nhiều người quan tâm nên chương trình học rất đa dạng với hình thực đào tạo linh hoạt để bạn thoải mái lựa chọn. Nhiều trường đại học còn có các chương trình học bổng cho ngành học này.
Tư duy khởi nghiệp
Nếu chọn học Quản trị Kinh doanh thì bạn sẽ được hình thành tư duy khởi nghiệp nhanh hơn những bạn chọn ngành khác. Từ đó bạn sẽ chủ động mày mò, thử nghiệm và phát triển các ý tưởng kinh doanh của mình trước tiên nên chắc chắn có được nhiều lợi thế. Bất cứ lĩnh vực nào cũng vậy, bạn càng có nhiều kinh nghiệm hơn thì khả năng thành công và cạnh tranh sẽ tốt hơn.
>> So sánh ba ngành học Kinh tế, Tài chính và Quản trị Kinh doanh
Ngành Quản trị kinh doanh học gì?
Quản trị kinh doanh là một ngành học rộng. Bạn sẽ được tiếp xúc với hầu hết bộ phận trong một công ty như kế toán, marketing, tài chính, nhân sự,… cùng nhiều kỹ năng mềm liên quan đến công việc như lãnh đạo, phân tích và cả đạo đức kinh doanh, từ cơ bản cho tới chuyên sâu bao gồm:
-
Phân tích hoạt động kinh doanh
-
Quản trị doanh nghiệp
-
Quản trị marketing
-
Quản trị kế hoạch tài chính
-
Quản trị nguồn nhân lực
-
Quản trị về chiến lược kinh doanh
-
Quản trị Logistic chuỗi cung ứng
-
Luật doanh nghiệp và quản trị rủi ro pháp lý
Song song với các khối kiến thức về chuyên ngành kinh tế và quản trị, bạn cũng sẽ được học về các kỹ năng mềm như:
-
Tư duy hệ thống
-
Kỹ năng ra quyết định
-
Kỹ năng lãnh đạo
-
Đàm phán thương lượng
-
Kỹ năng phân tích
-
Kỹ năng chăm sóc khách hàng
-
Kỹ năng tổ chức
-
Giải quyết vấn đề
Ai phù hợp với ngành Quản trị Kinh doanh?
Điều nên nhớ là ai cũng có thể kinh doanh, nhưng không phải ai cũng có thể quản trị giỏi, điều hành tốt. Để có thể mang lại lợi nhuận, giúp doanh nghiệp phát triển đòi hỏi ở người quản trị sự hiểu biết về kinh tế, xã hội và có tầm nhìn bao quát.
Đam mê kinh doanh
Đam mê kinh doanh có nghĩa là bạn sẽ không ngại dầm mưa dãi nắng để lấy hàng hoặc giao hàng, không ngượng ngùng khi quảng bá sản phẩm đến mọi người, không tiếc công sức tư vấn bán hàng cho khách và luôn theo dõi những chuyển biến của thị trường. Nếu bạn yêu thích mọi công đoạn của việc bán hàng thì ngành học này sẽ là mảnh đất để bạn tha hồ vùng vẫy.
Không sợ những con số
Nói đến buôn bán thì không thể tránh những con số trong báo cáo tài chính hay kế hoạch thu chi. Không phải ai cũng có thể làm việc tốt với những con số nên nếu bạn tự nhận thấy mình không thực sự đam mê những số liệu có phần khô khan thì không nên dấn thân. Một dấu hiệu đơn giản giúp bạn có câu trả lời rõ ràng là nếu hồi cấp ba bạn yêu thích các bộ môn như Toán – Lý – Hóa thì khả năng cao là bạn sẽ không ái ngại với hàng loạt số liệu trong lĩnh vực Kinh doanh.
Không ngại làm việc nhóm
Một doanh nghiệp muốn thành công thì cần phải có một đội ngũ đồng lòng và hợp sức. Ngay cả khi bạn không đảm đương vị trí quản lý thì vẫn phải có tinh thần đồng đội để cùng nhau phối hợp với mọi người thì công ty mới phát triển. Nếu bạn chuộng làm việc một cách độc lập hoặc ít bị sự chi phối nhất có thể thì Kinh doanh không phải là ngành học lý tưởng khi phải họp hành suốt ngày dài.
Sự xông xáo
Lĩnh vực Kinh doanh đòi hỏi sự linh hoạt và tháo vát vì bán được hàng không phải là chuyện đơn giản. Nếu bạn tự nhận thấy mình là người nếu thất bại ở kế hoạch A thì lập tức triển khai kế hoạch B thì kinh doanh sẽ là môi trường phù hợp để bạn vùng vẫy.
Tư duy nhạy bén và thực tế
Thị trường kinh doanh luôn biến đổi không ngừng nên bạn cần phải linh hoạt thích nghi để đáp ứng nhu cầu của khách tiêu dùng. Ngoài ra bạn không nên bước vào lĩnh vực kinh doanh với những hoài bão xa vời mà cần nhìn nhận mọi thứ dưới góc độ thực tế. Gia nhập vào lĩnh vực kinh doanh thì bạn phải dùng lý trí để phân tích tình huống nhằm hạn chế rủi ro thất bại hết mức có thể.
Thích giao tiếp với mọi người
Ngoài việc giao tiếp với đội ngũ trong công ty thì bạn có thể còn phải chịu khó tương tác với khách hàng, đối tác, nhà đầu tư để mở rộng quy mô doanh nghiệp hoặc tăng doanh số. Kỹ năng giao tiếp hay ăn nói luôn được đề cao trong lĩnh vực này. Nếu bạn thực sự yêu thích lĩnh vực Kinh doanh nhưng tính cách còn khá rụt rè thì nên chủ động cải thiện thì mới có thể gia nhập thương trường.
Đối tác tư vấn du học của Hotcourses là IDP Việt Nam sẽ trực tiếp hướng dẫn bạn các bước thực hiện ước mơ du học. Khi đăng ký tư vấn, bạn có thể chọn tư vấn online hoặc tại trung tâm ở các tỉnh/thành phố sau: TP Hồ Chí Minh (Q3, Q5 và Q7), Hà Nội (Triệu Việt Vương, Ngọc Khánh, Xuân Thủy), Đà Nẵng, Cần Thơ, Vinh, Hải Phòng, Nha Trang. |
Học Quản trị Kinh doanh ở đâu?
Vì Quản trị Kinh doanh là ngành học phổ biến nên hiện có rất nhiều trường đại học Việt Nam đào tạo ngành này. Một số cái tên tiêu biểu bạn có thể tham khảo như Đại học Kinh tế Quốc dân, Học viện Ngân hàng, Đại học Tài chính – Marketing, Đại học Ngoại thương,…
Tuy nhiên nếu có điều kiện thì bạn nên cân nhắc đến phương án du học ngành Quản trị Kinh doanh ở các quốc gia có kinh tế phát triển như Mỹ, Anh hoặc Úc để học hỏi những điều hay của họ. Dưới đây là gợi ý một số trường đại học giảng dạy ngành Quản trị Kinh doanh chất lượng bạn có thể tham khảo:
-
Các khóa đào tạo ngành Quản trị Kinh doanh ở Mỹ
-
Các khóa đào tạo ngành Quản trị Kinh doanh ở Úc
-
Các khóa đào tạo ngành Quản trị Kinh doanh ở Canada
-
Các khóa đào tạo ngành Quản trị Kinh doanh ở Anh
-
Các khóa đào tạo ngành Quản trị Kinh doanh ở New Zealand
Bạn lưu ý là bấm vào link “Xem [số] khóa học Quản trị kinh doanh” để tìm hiểu thông tin cụ thể về chương trình học ở từng trường. Nếu bạn có thắc mắc về du học ngành Quản trị kinh doanh, các chuyên gia du học IDP giàu kinh nghiệm luôn sẵn sàng hỗ trợ và tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Quản trị kinh doanh ra làm gì?
Cử nhân chuyên ngành Quản trị kinh doanh có thể tham gia vào nhiều vai trò khác nhau trong doanh nghiệp, bao gồm:
-
Quản lý doanh nghiệp: Với kiến thức và kỹ năng trong quản lý nhân sự, tài chính, tiếp thị, sản xuất và vận hành, cử nhân này có thể trở thành một nhà quản lý cấp cao trong doanh nghiệp.
-
Quản lý tài chính: Bạn có thể làm việc trong lĩnh vực tài chính, xử lý các vấn đề liên quan đến quản lý nguồn vốn, đầu tư và chiến lược tài chính của doanh nghiệp.
-
Quản trị nhân sự: Cử nhân có khả năng trở thành chuyên gia quản trị nhân sự, liên quan đến công tác tuyển dụng, đào tạo và phát triển nhân viên, quản lý mối quan hệ lao động và xây dựng một môi trường làm việc tích cực.
-
Marketing: Sinh viên ra trường có thể đảm nhận nhiều vị trí trong Marketing như Giám đốc Marketing, Trưởng phòng Marketing, Chuyên viên Marketing, Chuyên viên Social Media Marketing, Chuyên viên SEO, Chuyên viên Content Marketing, Chuyên viên Event Marketing, PR.
-
Khởi nghiệp: Chương trình học này cung cấp nền tảng vững chắc để khởi nghiệp, giúp sinh viên trong quá trình tự kinh doanh và xây dựng doanh nghiệp của riêng mình.
Mức lương trung bình của ngành quản trị kinh doanh là bao nhiêu?
Tùy thuộc vào vị trí và lĩnh vực bạn đảm đương trong công ty mà mức thu nhập sẽ khác nhau. Theo các vị trí đăng tuyển trên trang tuyển dụng, mức lương trung bình của ngành Quản trị kinh doanh tại Việt Nam hiện nay dao động từ 8 đến 30 triệu đồng/ tháng, tùy theo vị trí công việc. Cụ thể, mức lương của một số vị trí trong ngành Quản trị kinh doanh như sau:
-
Chuyên viên: Từ 8 đến 12 triệu đồng/tháng
-
Trưởng phòng: Từ 20 đến 30 triệu đồng/tháng
-
Giám đốc: Lương phụ thuộc vào lợi nhuận doanh nghiệp, trung bình thường hơn 40 triệu đồng/ tháng
Sinh viên mới tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh có thể nhận được mức lương khởi điểm từ 6 đến 7 triệu đồng/ tháng.
Tuy nhiên có một quy tắc chung là nếu bạn có thể đem lại doanh thu càng nhiều cho công ty, hay nói cách khác là bán được nhiều hàng thì thu nhập của bạn sẽ càng cao. Vì lẽ đó nên các công việc không trực tiếp bán hàng như Kế toán hay Nhân sự thường sẽ chỉ nhận lương cứng còn những vị trí xông pha ngoài mặt trận để đem đơn hàng về cho doanh nghiệp như marketing hay sales thì ngoài lương cứng còn có thêm khoản thưởng tùy thuộc vào doanh số. Bù lại thì các công việc liên quan đến bán hàng sẽ áp lực hơn nhiều vì bạn sẽ phải cạnh tranh với hằng hà sa số công ty đối thủ trên thị trường để có thể đạt chỉ tiêu.
*Bài viết được cập nhật và chỉnh sửa bởi Võ Quỳnh Hương vào ngày 20/03/2024.