Tại Việt Nam, mô hình bán lẻ là hình thức phổ biến nhất trong kinh doanh. Cùng với sự phát triển của ngành bán lẻ trong thời gian trở lại đây và sự mở cửa, giao lưu với các nước trên thế giới, khách hàng ngày càng có những đòi hỏi cao hơn về chất lượng hàng hóa và dịch vụ. Chính vì thế, quản lý các hệ thống bán hàng đang trở thành một ngành nghề rất phổ biến, được nhiều các doanh nghiệp săn đón. Hãy cùng Hotcourses Việt Nam tìm hiều về ngành nghề quản trị bán lẻ đầy tiềm năng này nhé.
Ngành Quản trị bán lẻ (Retail Management) là gì?
Ngành quản trị bán lẻ (Retail management) chuyên đào tạo nhân sự điều hành các hoạt động tại các cửa hàng, chuỗi cửa hàng hay các phòng ban trong việc cung cấp sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Bạn sẽ được trang bị các kiến thức nhằm tối đa hóa lợi nhuận, giảm thiểu chi phí và xây dựng hệ thống khách hàng lớn mạnh.
Sinh viên học chuyên ngành quản trị bán lẻ sẽ có cơ hội học tập trong một môi trường năng động và mang tính thực tiễn cao. Trên thực tế, ngành bán lẻ có nhịp độ rất nhanh, vì thế người làm trong ngành phải nắm bắt được những xu hướng và hành vi của khách hàng để có thể đưa ra những phương thức quảng bá, khuyến mãi… một cách kịp thời và hiệu quả.
Ngành Quản trị bán lẻ học gì?
Nội dung chính của ngành học Quản trị bán lẻ là trang bị cho sinh viên về giới thiệu và khái niệm về quản lý bán lẻ, xu hướng bán lẻ, định giá và bán hàng, phân khúc, tiếp thị mối quan hệ và công nghệ thông tin trong bán lẻ.
Cụ thể, dưới đây là một số kiến thức bạn sẽ được học trong ngành Quản trị bán lẻ:
-
Kiến thức cơ sở ngành
-
Kiến thức chuyên ngành như quản trị hàng hóa, quản trị bán hàng, quản trị tài chính, quản trị chuỗi cung ứng, kinh doanh theo chuỗi, kinh doanh thương mại quốc tế, hành vi khách hàng, marketing,…
-
Các kiến thức ngoại ngữ chuyên ngành Bán lẻ và khối kiến thức liên ngành.
-
Chương trình học thực hành, thực tế tại doanh nghiệp để sinh viên làm quen nhanh chóng với công việc, phát huy tốt nhất khả năng bản thân.
Vì sao nên học ngành Quản trị bán lẻ?
Ngành bán lẻ sẽ mang lại cho bạn những lợi ích như sau:
-
Cơ hội nghề nghiệp rộng mở: Có một điều chắc chắn là ngành bán lẻ sẽ luôn luôn tồn tại. Chỉ cần con người còn có nhu cầu và các công ty còn bán sản phẩm, dịch vụ thì các ứng viên ngành Quản trị bán lẻ sẽ vẫn được trọng dụng.
-
Công việc đa dạng mỗi ngày: Nếu bạn không thích sự gò bó và nhàm chán thì Retail Management là một lựa chọn thích hợp. Với tính chất công việc liên tục giao dịch với khách hàng, làm việc với các nhà cung cấp và các thành viên trong team, điều đó có nghĩa là không có ngày nào sẽ giống ngày nào. Bạn được linh hoạt thay đổi từng ngày.
-
Du lịch khắp thế giới: Từ triển lãm thương mại, nghiên cứu mở rộng thị trường, hay đi tới xưởng sản xuất mặt hàng, theo đuổi ngành bán lẻ là cơ hội tuyệt vời để bạn tới các vùng đất mới.
Bạn có phù hợp với Quản trị bán lẻ hay không?
Bạn yêu thích công việc quản trị này nhưng không biết mình có thực sự phù hợp hay không? Dưới đây là một số phẩm chất và kỹ năng cần thiết ở một người Quản trị bán lẻ, hãy thử tham khảo nhé!
-
Kỹ năng giao tiếp: Đây chắc chắn là kỹ năng cần thiết nhất ở vị trí này. Hầu hết các khách hàng đều sẽ ấn tượng bởi sự lịch sự, khả năng ăn nói duyên dáng và nhẹ nhàng của nhà quản lý hơn là những lời quảng cáo hào nhoáng bên ngoài. Hơn nữa, đứng ở vị một người quản trị cả một hệ thống bán lẻ, bạn cần phải khéo léo giao tiếp với nhân viên và các bộ phận liên quan, tránh những hiểu lầm không đáng có.
-
Tính linh hoạt và khả năng thích ứng: Tâm lý và nhu cầu khách hàng luôn thay đổi. Ví dụ, tháng trước, họ có thể chuộng những sản phẩm màu xanh lá nhưng chỉ cần qua tháng mới, những sản phẩm màu tím lại trở thành xu hướng. Vì thế, để trở thành một nhà Quản trị bán lẻ, bạn cần phải linh hoạt thay đổi, nhanh chóng đưa ra các chính sách, quy định mới để nắm bắt được tâm lý khách hàng.
-
Kỹ năng lãnh đạo: Các nhà quản trị bán lẻ thành công chắc chắn là những người lãnh đạo giỏi. Ngoài các nhiệm vụ như tạo ngân sách và hoàn thành chỉ tiêu các sếp đưa ra, một Retail Manager cần phải quan sát, giao nhiệm vụ, duy trì sự phối hợp và đảm bảo mọi thành viên trong team hoàn thành công việc. Sở hữu kỹ năng lãnh đạo cũng có thể khiến bạn tạo được mối quan hệ tốt đẹp với cấp dưới, những người luôn tìm kiếm nguồn cảm hứng từ bạn.
Học ngành bán lẻ ở đâu?
Nếu bạn đang ấp ủ dự định đi du học ngành Retail Management, bạn có thể tham khảo các trường tại Mỹ, Anh hay Canada. Các nước này đều có ngành bán lẻ rất phát triển với sản phẩm đa dạng và đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, vì thế, đó sẽ là nơi lý tưởng để bạn học tập và phát triển bản thân:
-
Các khóa đào tạo ngành Quản trị bán lẻ ở Mỹ
-
Các khóa đào tạo ngành Quản trị bán lẻ ở Canada
-
Các khóa đào tạo ngành Quản trị bán lẻ ở Anh
Nếu bạn có thắc mắc về du học ngành Quản trị bán lẻ, các chuyên gia du học IDP giàu kinh nghiệm luôn sẵn sàng hỗ trợ và tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Sinh viên ngành retail management làm gì khi ra trường?
Khi ra trường, bạn có thể tìm kiếm các công việc phù hợp trong ngành bán lẻ như siêu thị, các chuỗi cửa hàng, các công ty sản xuất và phân phối sản phẩm,… Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm thấy những cơ hội hết trong ngành dịch vụ, du lịch và khách sạn với vai trò quản lý bán hàng, chăm sóc khách hàng…
Tùy theo từng lĩnh vực và từng công ty mà mỗi người quản lý bán lẻ sẽ có những nhiệm vụ khác nhau. Tuy nhiên, các đầu việc chính mà một người quản trị bán lẻ thường làm bao gồm:
-
Phân tích số liệu bán hàng và ước tính lượng bán hàng trong tương lai giúp tối đa hóa lợi nhuận
-
Nghiên cứu và phân tích các xu hướng và hành vi của khách hàng, người tiêu dùng để có những chiến lược bán hàng hiệu quả.
-
Tuyển dụng, đào tạo và thúc đẩy nhân viên để đạt được mục tiêu đề ra trong kinh doanh.
-
Tổ chức các hoạt động khuyến mãi đặc biệt, và các sự kiện quảng bá sản phẩm
-
Điều chỉnh và giám sát xu hướng thị trường
-
Lên kế hoạch và thực hiện những chính sách để phát triển kinh doanh
Một khi bạn đã đạt được một vị trí vững chắc trong ngành công nghiệp, bạn hoàn toàn có thể có những bước tiến mới trong nghề nghiệp như tiến đến những công ty tổ chức trong ngành có quy mô lớn hơn, hay một vị trí cao hơn. Hoặc bạn cũng có thể tham gia vào các ngành nghề liên quan như marketing, tổ chức hành chính… Trong 3-5 năm phấn đấu, bạn sẽ có cơ hội thăng tiến lên những vị trí quản lý cao cấp trong bán lẻ.
Bài viết được viết lại bởi Hoàng Thanh Phương vào ngày 19 tháng 06 năm 2022.