Quan hệ công chúng (Public Relations – PR) là một ngành học thu hút nhiều các bạn trẻ bởi sự năng động, sáng tạo và cởi mở của ngành. Cùng Hotcourses tìm hiểu về ngành học, điểm đến du học tiềm năng và cơ hội nghề nghiệp của ngành trong bài viết dưới đây.
Quan hệ công chúng (PR) là gì?
Quan hệ công chúng (PR) là ngành học về các quá trình giao tiếp chiến lược nhằm xây dựng mối quan hệ tích cực giữa các tổ chức và công chúng của họ. Chuyên ngành này hướng tới sự phát triển kỹ năng và trau dồi những kiến thức cần thiết trong ngành PR cho sinh viên.
Trong khi mọi người thường nghĩ rằng quan hệ công chúng và marketing là giống nhau, chúng là hai lĩnh vực riêng biệt nhưng bổ sung cho nhau, đồng thời các nhà tiếp thị thường cộng tác với nhóm PR để phát triển các chiến dịch tiếp thị đáng tin cậy, hiệu quả cao.
> Phân biệt ba lĩnh vực Marketing, PR và Quảng cáo
Vì sao nên du học ngành Quan hệ công chúng?
Trong thế giới ngày nay, khi việc tiếp cận với các phương tiện thông tin đại chúng hầu như không giới hạn, các chuyên gia quan hệ công chúng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong chiến lược của các tổ chức, từ chính phủ, tập đoàn đa quốc gia đến tổ chức từ thiện và doanh nghiệp nhỏ. Nếu bạn là một người có năng khiếu giao tiếp, ưa thích sự sáng tạo trong nghề PR và biết cách giữ bình tĩnh trước áp lực, theo học ngành PR có thể là bước đi đúng đắn dành cho bạn.
Khi du học ngành quan hệ công chúng ở nước ngoài, bạn sẽ được tiếp cận với các phương pháp, chiến lược mà các công ty sử dụng để kết nối với các đối tượng công chúng khác nhau. Điều này sẽ giúp bạn trau dồi kỹ năng và phát triển triển vọng quốc tế mà các nhà tuyển dụng mong muốn.
Ngành Quan hệ công chúng học những gì?
Khi theo học ngành PR, bạn sẽ có được các kỹ năng, kiến thức và bản năng cần thiết để bắt đầu sự nghiệp của mình trong lĩnh vực PR. Bạn sẽ học cách giao tiếp hiệu quả, xây dựng các mối quan hệ chiến lược, quảng bá thương hiệu thành công và quản lý phương tiện truyền thông. Mặc dù nội dung chính xác của khóa học PR của bạn sẽ phụ thuộc vào trường đại học và quốc gia bạn chọn học, nhưng thông thường bạn sẽ được tìm hiểu các chủ đề cốt lõi sau:
- Hiểu về quan hệ công chúng
- Các khái niệm và bối cảnh PR
- Sự kiện PR
- Nền tảng phương tiện
- Các nguyên tắc và thực hành giao tiếp
- Tâm lý người tiêu dùng
- Chiến lược kinh doanh
- Quản lý thương hiệu
Trong các chương trình quan hệ công chúng, sinh viên có thể dành phần lớn thời gian cho các bài giảng và hội thảo, và nhiều chương trình cũng bao gồm một dự án thực tập. Bởi vì truyền thông là một phần thiết yếu của PR, bạn cũng sẽ được tìm hiểu về các khía cạnh như soạn thảo văn bản, rèn luyện kỹ năng viết và xây dựng thông cáo báo chí. Ngoài ra, theo học để lấy bằng PR giúp sinh viên trau dồi các kỹ năng mềm như nghe, nói trước đám đông và quản lý thời gian, có thể áp dụng trong nhiều ngành nghề khác nhau.
Học ngành Quan hệ công chúng ở đâu?
Có rất nhiều trường đại học trên thế giới đào tạo ngành học quan hệ công chúng. Cùng tham khảo một số trường đại học uy tín đào tạo ngành quan hệ công chúng tại Anh, Mỹ, Úc:
Anh
- University of Westminster
- Sheffield Hallam University
- Birmingham City University
- Coventry University
- Cardiff University
Úc
- University of Wollongong
- Deakin University
- Curtin University
- Edith Cowan University (ECU)
- UNSW Sydney – University of New South Wales
Mỹ
- Northern Arizona University
- College of Southern Nevada
- Florida International University
- Michigan State University
- Iowa State University
Thông tin cụ thể về trường đại học và khóa học Quan hệ công chúng đều được cập nhật liên tục tại Huongnghiepcdm.edu.vn. Bạn có thể sử dụng công cụ tìm kiếm hữu ích để tìm kiếm khóa học phù hợp với bạn. Ngoài ra, nếu bạn được tư vấn từ chuyên gia du học, hãy liên hệ với IDP để được hỗ trợ hoàn toàn miễn phí.
Sinh viên ngành Quan hệ công chúng làm gì khi ra trường?
Một số vị trí công việc phổ biến trong lĩnh vực PR:
-
Thư ký báo chí (Press Secretary): Thư ký báo chí thường làm việc cho các cơ quan chính trị, cơ quan chính phủ, các ngành công nghiệp hoặc các tổ chức kinh doanh. Họ cung cấp thông tin cho công chúng để giúp duy trì hoặc cải thiện quan điểm của công chúng về người sử dụng lao động hoặc tổ chức của họ.
-
Chuyên gia Truyền thông (Communications Specialist): Chuyên gia truyền thông chịu trách nhiệm về việc khởi động và thực hiện việc truyền thông hiệu quả, kịp thời đến và từ khách hàng. Họ cũng chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề truyền thông toàn cầu.
-
Chuyên gia PR (PR Specialists): Các chuyên gia quan hệ công chúng đóng vai trò là người điều phối giữa doanh nghiệp hoặc khách hàng của họ và công chúng. Họ nuôi dưỡng các mối quan hệ tích cực, hợp tác với giới truyền thông, người tiêu dùng, chính phủ, cộng đồng khu vực và địa phương.
-
Chuyên gia Truyền thông xã hội (Social Media Specialist): Giao tiếp với công chúng thông qua các nền tảng truyền thông xã hội, bao gồm đăng nội dung để thu hút sự quan tâm đến các chủ đề liên quan đến thương hiệu và tương tác với khách hàng thông qua các phương tiện truyền thông xã hội
-
Điều phối viên Truyền thông (Communications Coordinator): Điều phối viên truyền thông tiếp thị tạo ra các bộ tài liệu tiếp thị và tài liệu quảng cáo bán hàng. Họ có trách nhiệm tương tác với khách hàng để thể hiện sứ mệnh và hành động của tổ chức với công chúng và giới truyền thông.
* Bài được viết lại bởi Hoàng Thanh Phương vào ngày 12 tháng 09 năm 2021.