Trước sự phát triển trong nhu cầu kinh doanh và các chính sách kinh tế, việc am hiểu bộ luật thuộc lĩnh vực này sẽ giúp bạn trở thành chuyên gia trong ngành cùng cơ hội việc làm màu mỡ. Hiện tại, ngành luật kinh tế đang là một trong những ngành luật thu hút nhiều học sinh sinh viên lựa chọn. Vậy luật kinh tế là gì? Nếu yêu thích ngành này nên theo học tại trường nào? Tất cả thắc mắc sẽ được giải đáp qua bài viết sau đây của Hotcourse Vietnam.
>> Ngành luật: Học gì, học ở đâu và cơ hội nghề nghiệp
Luật kinh tế là gì?
Luật kinh tế (Economic Law) là một ngành học kết hợp giữa luật học và các kiến thức tổng hợp từ kinh tế học, bao gồm thương mại và kinh tế. Luật kinh tế là hệ thống các nguyên tắc và quy định pháp lý do Nhà nước ban hành và chấp thuận, với mục đích đảm bảo sự công bằng, minh bạch và hiệu quả trong các giao dịch kinh tế, cũng như bảo vệ quyền lợi của các cá nhân/ tổ chức tham gia hoạt động kinh tế.
Ngành luật kinh tế đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau của hoạt động kinh tế, bao gồm hoạt động kinh doanh, quyền tư hữu, hợp đồng, cạnh tranh, thuế và giao dịch tài chính. Nó còn đóng một vai trò quan trọng trong việc giữ gìn thị trường hoạt động ổn định và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Có thể nói, luật kinh tế đóng vai trò như một khuôn khổ để tổ chức và điều chỉnh các hoạt động kinh tế trong xã hội, góp phần vào sự phát triển và thịnh vượng của nền kinh tế đất nước và thế giới.
Luật kinh tế học gì?
Sinh viên học ngành này được cung cấp kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về pháp luật, thực tiễn pháp lý, pháp luật trong kinh doanh, bao gồm:
Khung pháp lý
Hiểu các cơ sở pháp lý chi phối các giao dịch kinh tế, bao gồm hợp đồng, quyền tư hữu và hoạt động kinh doanh.
Luật Doanh nghiệp
Tìm hiểu các khía cạnh pháp lý của việc thành lập, vận hành, mua bán doanh nghiệp cũng như cung cấp dịch vụ.
Phân tích kinh tế
Học cách áp dụng các nguyên tắc kinh tế vào bối cảnh pháp lý, chẳng hạn như phân tích động lực thị trường, sự cạnh tranh và khung pháp lý.
Phân tích chính sách
Xem xét sự giao thoa giữa chính sách kinh tế và các quy định pháp luật, bao gồm nghiên cứu các luật liên quan đến thuế, thương mại và lao động.
Thực hành xét xử giả định
Tham gia vào các tình huống pháp luật mô phỏng và xét xử giả định các hoạt động thực tế để áp dụng kiến thức lý thuyết đã được học.
Đặc biệt, có 3 định luật kinh tế của Adam Smith (nhà triết học và kinh tế lỗi lạc) mà sinh viên sẽ được làm quen là: Luật cung – cầu, luật tư lợi và luật cạnh tranh. Bên cạnh đó, một số môn học then chốt trong ngành này bao gồm: Luật Sở hữu trí tuệ, Pháp luật và Quy chế kinh doanh, Luật kinh doanh/thương mại, Nghĩa vụ bồi thường ngoài hợp đồng, Thủ tục đầu tư và đăng ký Kinh doanh, Phá sản và giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, Luật kinh doanh bất động sản, Luật đầu tư, Luật xây dựng,…
Ngành luật kinh tế học ở đâu?
Tại Việt Nam, bạn hoàn toàn có thể đăng ký học tại những trường chuyên đào tạo ngành Luật như Đại học Luật TPHCM, Đại học Luật kinh tế – ĐHQG TPHCM, Đại học HUTECH – Đại học công nghệ TPHCM.
Nếu bạn mong muốn theo đuổi ngành Luật kinh tế ở nước ngoài, Huongnghiepcdm.edu.vn gợi ý cho bạn một số điểm đến uy tín trên thế giới như sau:
-
Các khóa đào tạo ngành Luật kinh tế ở Úc
-
Các khóa đào tạo ngành Luật kinh tế ở Anh
Bạn cũng có thể liên hệ với các chuyên gia du học IDP giàu kinh nghiệm để được hỗ trợ và tư vấn hoàn toàn miễn phí ngay hôm nay nhé!
Cơ hội nghề nghiệp phát triển như thế nào?
Ngành luật kinh tế liên tục nằm trong nhóm sở hữu cơ hội việc làm cao, bởi nhu cầu trên thị trường về nhân lực am hiểu lĩnh vực này là rất lớn. Kinh tế và thương mại ngày càng phát triển, đồng nghĩa với việc cần nhiều người am hiểu luật kinh tế vững chắc để có thể giải quyết những vấn đề phức tạp trong kinh doanh.
Sau khi hoàn thành chương trình học, bạn có thể xin việc và đảm đương các vị trí sau :
-
Luật sư chuyên ngành luật kinh tế với hai công việc chính: biện hộ và cố vấn cho các tổ chức kinh tế – xã hội hay tại các doanh nghiệp với mức lương trung bình 15,000,000 VND đến 20,000,000 VND/ tháng.
-
Chuyên gia lập pháp, tư pháp và hành pháp làm việc tại viện kiểm sát, hệ thống tòa án nhân dân, Quốc hội, Hội đồng nhân dân/ Uỷ ban nhân dân các cấp với mức lương trung bình 7,000,000 VND đến 12,000,000 VND/ tháng.
-
Chuyên viên thực hiện những dịch vụ pháp lý của luật sư với mức lương trung bình 7,000,000 VND đến 12,000,000 VND/ tháng.
-
Chuyên viên tư vấn Sáp nhập và Mua lại tại công ty tư vấn Merge & Acquisition hoặc cho tập đoàn lớn với mức lương trung bình 13,000,000 VND đến 15,000,000 VND/ tháng.
-
Giảng viên, nghiên cứu và giảng dạy về bộ môn luật kinh tế tại các trường đại học có dạy bộ môn này và viện nghiên cứu với mức lương trung bình 15,000,000 VND đến 20,000,000 VND/ tháng.
Khi đã có kinh nghiệm và năng lực hoạt động trong ngành lâu năm, bạn hoàn toàn có thể đạt mức thu nhập 20,000,000 VND đến 30,000,000 VND/ tháng cho các vị trí chuyên viên, hoặc lên đến 50,000,000 VND cho vị trí luật sư, chưa bao gồm tiền hoa hồng và trợ cấp. Ngoài ra, nếu bạn đã dày dặn kinh nghiệm và đứng ra lập công ty luật dịch vụ riêng cho các công ty, tổ chức tư nhân thì thu nhập có thể còn cao hơn rất nhiều.
Lý do nên chọn học ngành Luật kinh tế
Kiến thức chuyên ngành sâu rộng
Luật kinh tế cực kỳ đa dạng và chuyên sâu về những quy tắc và thể chế quan trọng liên quan đến việc xây dựng và quản lý trật tự kinh tế trong kinh doanh và thương mại. Nếu bạn thích nghiên cứu và chuyên một bộ phận của ngành Luật, luật kinh tế sẽ đòi hỏi bạn không ngừng học hỏi, trau dồi và còn học cách vận dụng kiến thức vào các hoạt động chuyên môn nghề nghiệp, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng hay cho chính bản thân của bạn.
Ngành học không bao giờ lỗi thời
Xã hội càng phát triển thì các hoạt động kinh doanh và thương mại cũng nở rộ. Cùng với đó, các hành lang pháp lý và vấn đề liên quan đến chính sách trong kinh doanh cần phải được đảm bảo hợp pháp. Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng đều cần nắm rõ các pháp chế để triển khai hoạt động kinh doanh một cách hợp pháp. Vậy nên, học ngành luật kinh tế, bạn luôn có cơ hội trở thành một bộ phận thiết yếu trong bộ máy của mỗi công ty, doanh kiệp, tổ chức.