Trong ngành FMCG, chìa khóa của sự thành công không chỉ đơn thuần là có mặt trên kệ hàng, mà là đạt được vị trí trong trái tim của người tiêu dùng. Điều này vô cùng chính xác khi nói về một lĩnh vực đầy tiềm năng, đa dạng và thu hút người trẻ như FMCG. Vậy, ngành FMCG là gì? Học gì, học ở đâu và cơ hội nghề nghiệp của FMCG sẽ được khám phá trong bài viết của Huongnghiepcdm.edu.vn nhé.
FMCG là gì?
FMCG là viết tắt của “Fast-Moving Consumer Goods” – Hàng tiêu dùng nhanh. Đây là ngành công nghiệp chuyên sản xuất và phân phối các hàng hóa tiêu dùng thiết yếu cho cuộc sống của con người như thực phẩm, đồ uống, sản phẩm làm sạch, chăm sóc cá nhân, văn phòng phẩm, dược liệu hay điện tử tiêu dùng. Bạn sẽ dễ dàng hình dung được nếu nhắc đến một số tập đoàn lớn như Unilever, P&G, Vinamilk, L’Oréal,… – những“hình mẫu” đại diện cho ngành FMCG hiện nay.
FMCG còn có cái tên khác là CPG (Consumer Packaged Goods – hàng tiêu dùng đóng gói) với sức bán lớn, số lượng tiêu dùng sản phẩm từ khách hàng cao. Tuổi thọ của sản phẩm ngắn nhưng chúng được tiêu thụ rất nhanh. Vì thế, tỷ lệ doanh thu của ngành này siêu khủng, vì có thể sản xuất với số lượng lớn, chi phí thấp và nhu cầu mua hàng lại của khách hàng cao.
Vậy đối tượng khách hàng của FMCG là ai? Chắc hẳn bạn sẽ đoán là chúng ta – những người mua hàng. Nhưng không hẳn! Dòng chảy của sản phẩm FMCG rất hiếm khi đi thẳng từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng cuối, mà nó vận hành thông qua các trung gian phân phối như nhà phân phối, đại lý, điểm bán lẻ (cửa hàng, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, booth bán hàng, sàn thương mại điện tử…) rồi mới tiếp cận được đến người mua. Điều này đồng nghĩa với việc khách hàng trực tiếp của doanh nghiệp FMCG không phải là người tiêu dùng cuối, mà chính là các trung gian phân phối trên.
Tham gia ngành FMCG thì học gì?
Trong ngành FMCG có rất nhiều lĩnh vực và vai trò khác nhau mà bạn có thể học và theo đuổi. Điều quan trọng là lựa chọn những chuyên môn phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp của bạn trong ngành FMCG. Dưới đây là một số chuyên ngành và kỹ năng quan trọng trong ngành này:
-
Tiếp thị (Marketing): Học về tiếp thị sản phẩm và dịch vụ, quảng cáo, nghiên cứu thị trường, phân tích dữ liệu, quản lý thương hiệu và kế hoạch tiếp thị.
-
Quản lý chuỗi cung ứng (Supply Chain Management): Đào tạo về quản lý và tối ưu hóa quá trình chuỗi cung ứng, vận hành nhà máy, lập kế hoạch sản xuất và phân phối.
-
Quản lý sản phẩm (Product Management): Học cách phát triển, quản lý và thúc đẩy sản phẩm trong danh mục của công ty, đảm bảo rằng chúng phù hợp với nhu cầu của thị trường.
-
Quản lý dự án (Project Management): Phát triển kỹ năng quản lý dự án để đảm bảo các dự án thay đổi sản phẩm hoặc quy trình diễn ra suôn sẻ và đúng hẹn.
-
Kinh doanh và phát triển kinh doanh (Sales and Business Development): Học cách xây dựng mối quan hệ với khách hàng, phát triển thị trường, và tăng doanh số bán hàng.
-
Quản lý tài chính (Finance Management): Hiểu về quản lý tài chính, ngân sách, và cách làm việc với các con số liên quan đến doanh nghiệp FMCG.
-
Quản lý thương hiệu (Brand Management): Học cách xây dựng, bảo vệ và phát triển danh tiếng của thương hiệu trong tâm trí của người tiêu dùng.
-
Kỹ năng phân tích dữ liệu: Sử dụng dữ liệu để đưa ra quyết định thông minh về sản phẩm, thị trường và chiến lược kinh doanh.
-
Kiến thức về luật pháp và quy định: Hiểu về các quy định về an toàn thực phẩm, quảng cáo, vận chuyển hàng hóa và các vấn đề liên quan của nhiều thị trường lớn trên thế giới.
Học ở đâu để tham gia vào lĩnh vực FMCG?
Ở Việt Nam, có nhiều trường đại học và cao đẳng có các chương trình giảng dạy liên quan đến lĩnh vực FMCG hoặc các chuyên ngành có thể đưa bạn vào ngành này, nổi tiếng là Đại học Ngoại thương (FTU), Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU), Đại học Kinh Tế TP.HCM (UEH), ĐH Kinh Tế – Đại học Quốc Gia Hà Nội, Đại học Tài chính – Marketing (UFM).
Đi du học cũng sẽ là một lợi thế cho công việc của bạn trong lĩnh vực toàn cầu này. Du học tại các nước phát triển như Mỹ, Canada, Úc,… giúp bạn xây dựng sự hiểu biết đa văn hóa và khả năng làm việc trong môi trường đa quốc gia, điều quan trọng trong ngành FMCG khi bạn cần làm việc với khách hàng và thị trường toàn cầu.
Dựa vào bốn công việc chính của ngành tiêu dùng nhanh, bạn có thể tham khảo các khóa học gợi ý bởi Huongnghiepcdm.edu.vn dưới đây:
-
Khóa học về Quản lý sức khỏe và an toàn tiêu dùng: Đảm bảo sức khỏe và an toàn của người tiêu dùng là ưu tiên hàng đầu trong ngành FMCG. Các thương hiệu phải tuân thủ quy trình sản xuất hiện đại để đáp ứng tiêu chuẩn sản phẩm và xây dựng lòng tin từ khách hàng.
-
Khóa học về Quản lý kinh doanh: Quản lý bán hàng và các sản phẩm FMCG đòi hỏi phát triển mạnh mẽ và xây dựng một cơ sở khách hàng lớn. Hiểu rõ nhu cầu của khách hàng và nâng cao chất lượng dịch vụ là quan trọng để đáp ứng thị hiếu ngày càng cao.
-
Khóa học về Phân tích mua sắm: Những người phân tích thị trường đóng vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu thị trường và đưa ra chiến lược phát triển. Họ cần hiểu rõ doanh nghiệp và nhà cung cấp để xác định hướng đi cho các sản phẩm FMCG.
-
Khóa học về Tìm nguồn cung ứng: Công việc này yêu cầu lập kế hoạch chiến lược dài hạn để đảm bảo nguồn cung ứng hiệu quả và chi phí thấp nhất, đồng thời duy trì chất lượng sản phẩm. Mục tiêu là duy trì lợi ích và tìm ra nguồn cung ứng giúp củng cố vị thế của các công ty FMCG trên thị trường.
Nếu bạn cần được tư vấn chọn ngành học để đi du học, các chuyên gia du học IDP giàu kinh nghiệm luôn sẵn sàng hỗ trợ và tư vấn hoàn toàn miễn phí.
hotcourses.vn
Kỹ năng cần có nào để làm việc trong lĩnh vực FMCG ?
Tính sáng tạo
Sáng tạo là một yếu tố quan trọng trong ngành FMCG. Sự cạnh tranh khốc liệt yêu cầu những ý tưởng mới và độc đáo để tạo sự khác biệt trong sản phẩm và chiến dịch tiếp thị. Khả năng làm mới bản thân và tư duy sáng tạo là điều không thể thiếu.
Khả năng thích nghi công việc tốt và học hỏi nhanh
FMCG thường đòi hỏi nhân viên thích nghi với thay đổi và xu thế thị trường. Công việc có thể đòi hỏi sự linh hoạt về giờ làm việc và khả năng làm việc trong môi trường đội nhóm hiệu quả.
Tính nhạy bén trong kinh doanh
Khả năng kinh doanh và tư duy về giá trị thương hiệu là quan trọng. Điều này bao gồm việc tư vấn khách hàng về sản phẩm, giải quyết thắc mắc của họ và tạo sự tin tưởng trong thương hiệu. Nắm vững về mục tiêu kinh doanh và giá trị của sản phẩm trong mắt khách hàng là điểm mạnh.
Kỹ năng làm việc nhóm
FMCG thường đòi hỏi sự hợp tác trong nhóm và phối hợp hiệu quả với đồng nghiệp. Khả năng làm việc nhóm là quan trọng để đảm bảo quy trình sản xuất và phân phối diễn ra suôn sẻ.
Cơ hội nghề nghiệp của ngành FMCG ra sao?
Lĩnh vực FMCG (Fast-Moving Consumer Goods) đã trở thành môi trường làm việc mơ ước của nhiều người bởi:
-
Cơ hội làm việc rộng mở: FMCG là một ngành đa dạng với nhiều lĩnh vực và sản phẩm khác nhau, cung cấp nhiều cơ hội việc làm. Thị trường nhân lực trong FMCG cần nguồn nhân tài ở mọi cấp độ và không phân biệt trình độ học vấn, từ quản lý cấp cao đến công nhân sản xuất.
-
Kích thích sự sáng tạo và thích nghi: Sự cạnh tranh gay gắt trong ngành FMCG đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn sáng tạo, tìm kiếm ý tưởng mới và thay đổi sản phẩm và chiến dịch tiếp thị. Đây là môi trường lý tưởng cho những người yêu thích sáng tạo và thách thức.
-
Làm ở các tập đoàn nổi tiếng: Các công ty FMCG thường là những tập đoàn lớn, có danh tiếng trên thế giới hoặc trong quốc gia. Làm việc cho những tên tuổi như Unilever, P&G hay các công ty lớn trong nước như Vinamilk, Masan, Trung Nguyên mang đến cơ hội làm việc trong môi trường đầy triển vọng và nhiều đãi ngộ hấp dẫn.
-
Làm việc cùng các cá nhân xuất sắc: Làm việc trong môi trường FMCG giúp bạn làm việc cùng những người giỏi. Đặc biệt, trong các bộ phận như Brand, Trade Marketing, Distribution, HR… bạn thường có cơ hội làm việc với lãnh đạo cấp cao và xây dựng mối quan hệ quý báu cũng như học hỏi từ những người có kinh nghiệm và thành công.
Thông thường, các công ty FMCG lớn ưa chuộng đào tạo sinh viên tiềm năng từ khi mới ra trường. Hằng năm, các công ty như Coca-Cola, P&G, Nestle,… tổ chức các cuộc thi Management Trainee toàn quốc để chọn lọc được những cá nhân xuất sắc nhất và đào tạo toàn diện để trở thành quản lý trong công ty. Nếu bạn bước chân vào ngành FMCG thì có thể cố gắng phấn đấu để làm những vị trí sau:
-
Quản lý sức khỏe và an toàn (Health and Safety Manager)
-
Quản lý bán hàng (Sales Manager)
-
Quản lý cổ tức (Stock Control Manager)
-
Nhà phân tích quy trình (Procurement Analyst)
-
Trưởng bộ phận kiểm soát các nguồn lực (Head of Sourcing)
Thu nhập trong ngành FMCG là khá tốt ở thị trường Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Riêng mức lương của quản trị viên tập sự đã dao động từ 15 – 20 triệu/tháng. Tại các tập đoàn lớn, mức lương có thể lên tới 30 triệu/tháng. Mức lương tại từng công ty sẽ khác nhau và phụ thuộc vào chính sách của công ty đó, nhưng nhìn chung là hậu hĩnh.
>> Ngành quản lý đất đai: Học gì, học ở đâu và cơ hội nghề nghiệp