Cuộc cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi cách thức con người làm việc và kết nối, từ đó hình thành và phát triển lĩnh vực cơ điện tử. Dây chuyền tự động hóa, xe tự lái, robot, nhà thông minh… đều là ví dụ điển hình của ứng dụng kỹ thuật cơ điện tử trong đời sống. Vậy cơ điện tử là gì? Sinh viên học ngành này có cơ hội việc làm như thế nào? Mời bạn tìm hiểu qua bài viết của Huongnghiepcdm.edu.vn.
Cơ điện tử là gì?
Cơ điện tử (Mechatronics Engineering) là một lĩnh vực có sự giao thoa giữa kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật điện và khoa học máy tính để phát triển tư duy trong thiết kế, chế tạo và vận hành máy móc, thiết bị thông minh. Đó là sự “liên kết cộng năng của nhiều lĩnh vực để tạo ra những sản phẩm mới có những tính năng vượt trội”. Với sự am hiểu về cơ khí, điện tử, tin học, và các công nghệ hiện đại… kỹ sư cơ điện tử vận dụng hệ thống điều khiển linh hoạt vào các sản phẩm cơ khí, thông qua đó, kết nối với hệ thống xử lý thông tin để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh.
Ngành cơ điện tử học gì?
Như tên của ngành học, cơ điện tử là sự kết hợp của “cơ chế” và “điện tử”. Chương trình công nghệ kỹ thuật cơ điện tử của cung cấp cho bạn nhiều kiến thức và kỹ năng về:
-
Quá trình sản xuất.
-
Các nguyên tắc điều khiển công nghiệp, bao gồm dụng cụ, mạch, linh kiện và kỹ thuật điều khiển.
-
Số liệu thống kê.
-
Hệ thống điều khiển cơ điện tử và bộ điều khiển logic lập trình.
-
Vật lý thực tế: động lực học và công suất chất lỏng.
-
Tính chất vật lý và hóa học của vật liệu dùng trong công nghiệp.
-
Các yếu tố thiết kế máy và động học.
-
Điều khiển quá trình tự động hóa trong nhà máy.
-
Sản xuất tích hợp máy vi tính.
Sinh viên được dạy cách kết hợp các thành phần điện và cơ khí để tạo ra các phát minh mới hoặc cải tiến các thiết kế hiện có. Bên cạnh đó, bạn còn rèn luyện kỹ năng lập trình và lý luận cơ học thông qua khóa kiến tập hè ở các dự án thực tế trong khu công nghiệp, doanh nghiệp và chính phủ.
Học ngành cơ điện tử ở đâu?
Trung bình thời gian theo học chương trình kỹ sư ngành cơ điện tử ở khoảng từ 3 đến 4 năm, thạc sĩ sẽ mất khoảng 2 năm. Các trường tại Việt Nam đào tạo chuyên sâu ngành cơ điện tử phải kể đến: ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh, ĐH Bách khoa Hồ Chí Minh, ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh, Viện ĐH Mở Hà Nội, ĐH Mỏ – Địa chất, ĐH Công nghệ Sài Gòn.
Nếu bạn muốn trải nghiệm cơ hội học tập và hoạt động thực hành trong phòng thí nghiệm tân tiến ở các trường đại học thuộc các quốc gia phát triển, Huongnghiepcdm.edu.vn gợi ý bạn những điểm đến thú vị sau:
-
Các khóa đào tạo ngành Cơ điện tử ở Mỹ
-
Các khóa đào tạo ngành Cơ điện tử ở Úc
-
Các khóa đào tạo ngành Cơ điện tử ở Canada
-
Các khóa đào tạo ngành Cơ điện tử ở Anh
-
Các khóa đào tạo ngành Cơ điện tử ở New Zealand
Bạn lưu ý là bấm vào link “Xem [số] khóa học Cơ điện tử” để tìm hiểu thông tin cụ thể về chương trình học ở từng trường. Nếu bạn có thắc mắc về du học ngành Cơ điện tử, các chuyên gia du học IDP giàu kinh nghiệm luôn sẵn sàng hỗ trợ và tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Ngành cơ điện tử ra trường làm gì?
Cơ điện tử được dự đoán tạo ra thị trường tăng trưởng mạnh cùng nhiều việc làm mới trong tương lai gần. Một số bang ở Mỹ như Pennsylvania đã xác định cơ điện tử là một nghề “ưu tiên cao”. Vì thế, đây là một ngành đầy tiềm năng bởi sự đầu tư trong đào tạo, nhu cầu nhân lực cao và cơ hội việc làm rộng mở. Sinh viên tốt nghiệp chương trình cử nhân Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử có nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn như:
-
Kỹ sư thiết kế, lập trình, vận hành, bảo trì các phần cứng, phần mềm điều khiển máy móc, thiết bị tự động, hệ thống sản xuất tự động
-
Chuyên viên tư vấn về công nghệ, thiết kế, lập trình, thi công và chuyển giao các dây chuyền, hệ thống tự động
-
Chuyên viên kỹ thuật cơ điện, phòng điều khiển, phòng công nghệ tự động điều khiển các dây chuyền sản xuất tự động trong các nhà máy
-
Chuyên viên quản lý chuyên vận hành bảo trì các hệ thống điện tử công nghiệp, robot công nghiệp trong các dây chuyền sản xuất tự động
-
Quản lý, giám sát kỹ thuật tại các doanh nghiệp
-
Cố vấn, giảng viên hay nhà nghiên cứu chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực công nghệ cơ điện tử
Các “ông lớn” trong ngành kỹ thuật cơ điện tử bạn chắc hẳn từng nghe đến như Samsung, LG Electronics, Siemens,… Những tập đoàn này luôn chiêu mộ người tài trong lĩnh vực với mức lương cạnh tranh để phát triển tự động hóa các dây chuyền sản xuất linh kiện, máy móc. Bên cạnh đó, các tập đoàn lớn trong lĩnh vực may mặc như Uniqlo cũng vận hành các cánh tay robot phân loại, đóng gói quần áo.
Mức lương ngành cơ điện tử là bao nhiêu?
Với đặc thù ngành nghề, ngành cơ điện tử đòi hỏi bạn phải có kiến thức và tay nghề chuyên môn, cũng như tính chất công việc khá phức tạp nên chế độ đãi ngộ cho các vị trí công việc của ngành nghề này cũng khá cao so với các ngành nghề khác. Mức lương ngành cơ điện tử tùy theo bằng cấp, kinh nghiệm, vị trí chức vụ được đảm nhiệm như trợ lý, chuyên viên, trưởng phòng, quản lý, hay giám đốc và doanh nghiệp trong nước hay quốc tế, ví dụ:
-
Tại Việt Nam, sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm có mức lương khoảng từ 7 – 9 triệu/tháng, kỹ sư có 1+ năm kinh nghiệm đã có thể đạt được 14 – 20 triệu/tháng. Còn đối với vị trí quản lý – trưởng bộ phận, mức lương trung bình khoảng trên 20 triệu/tháng.
-
Tại Mỹ, vị trí kỹ sư cơ điện tử có mức lương khởi điểm là 75,407 USD/năm. Mức lương trung bình là 84,481 USD/năm.
-
Tại Anh, với mức lương trung bình của kỹ sư cơ điện tử khoảng 56,600 USD/năm, dao động ở mức thấp nhất khoảng 28,367 USD/năm và cao nhất lên hơn 147,797 USD/năm.
-
Tại Canada, với mức lương trung bình khoảng 66,755 USD/năm, và dao động ở mức thấp nhất là 50,000 USD và cao nhất là 89,000 USD mỗi năm.
-
Tại Úc, với mức lương trung bình khoảng 78,500 USD/năm, dao động ở mức thấp nhất khoảng 57,651 USD/năm và cao nhất khoảng 97,358 USD/năm.
Nguồn tham khảo: Indeed, Glassdoor