Nếu bạn đam mê âm nhạc, bạn có thể muốn khám phá ngành âm nhạc ở trường đại học để dấn thân vào nghệ thuật. Có nhiều cách bạn có thể ứng dụng chuyên ngành âm nhạc—trong biểu diễn, giảng dạy, chỉ đạo, sáng tác và nhiều lĩnh vực khác. Vậy ngành âm nhạc là gì? Cùng Huongnghiepcdm.edu.vn khám phá qua bài viết sau đây nhé.
Ngành âm nhạc là gì?
Ngành âm nhạc (Musicology) là ngành học phân tích âm thanh, nhạc cụ,… cho phép bạn thưởng thức nghệ thuật biểu diễn và nghiên cứu khía cạnh học thuật của âm nhạc. Đồng thời, ngành âm nhạc học trang bị cho bạn những kiến thức và kỹ năng cho sự nghiệp trong ngành công nghiệp âm nhạc luôn thay đổi.
Học gì trong ngành âm nhạc?
Chương trình đào tạo của mỗi trường dành cho sinh viên sẽ khác nhau. Tuy nhiên, vẫn sẽ có những môn bắt buộc như:
-
Ký – Xướng âm I: đối với học phần này, các sinh viên sẽ được rèn luyện các kỹ năng như Xướng âm, đọc tiết tấu, đọc gam chromatic, quãng, các loại hợp âm ba và hợp âm bảy.
-
Hòa âm I: sinh viên được tiếp cận những kiến thức cơ bản về hòa âm. Bên cạnh đó là các lý thuyết về chuyển điệu gồm: chuyển điệu công năng, chuyển điệu đẳng âm,…và hệ thống trưởng thứ liên hợp.
-
Phân tích âm nhạc: được bổ trợ những kiến thức cơ bản về lý luận và thẩm mỹ âm nhạc
-
Lịch sử và lý luận âm nhạc: tìm hiểu về các vấn đề liên quan đến lịch sử âm nhạc Việt Nam và phương Tây
Ngoài ra, sinh viên cần trang bị kiến thức về sử dụng các loại dụng cụ. Song song, các sinh viên chuyên ngành âm nhạc biểu diễn trước đám đông tiếp cận gần hơn với nghề nghiệp sau này.
>> Ngành Truyền thông quốc tế: Học gì? Học ở đâu? Triển vọng nghề nghiệp thế nào?
Ngành âm nhạc học cần những tố chất nào?
Cho dù đang học thanh nhạc hay nhạc cụ, sinh viên chuyên ngành âm nhạc nên đủ đam mê với nghệ thuật của họ để sẵn sàng luyện tập hàng giờ liền. Đầu tiên hãy trang bị cho bản thân những kiến thức nhạc lý về xướng âm, nốt; học chơi một loại nhạc cụ nào đó mà bạn ưa thích. Bởi vì để thi vào ngành âm nhạc, bạn cần phải vượt qua hai môn năng khiếu. Ngoài thời gian tự luyện tập, sinh viên chuyên ngành âm nhạc còn phải thoải mái biểu diễn trước bạn bè và hợp tác theo nhóm.
Sáng tạo là một thuộc tính quan trọng khác, vì âm nhạc đòi hỏi sự diễn giải và thử nghiệm. Một phần không thể thiếu khác của chuyên ngành là khả năng nhận phản hồi từ các đồng nghiệp và giáo sư.
hotcourses.vn
>> Account Executive là gì? Học gì để trở thành một Account Executive thực thụ
Theo đuổi ngành âm nhạc ở đâu?
Tại Việt Nam, với đặc trưng của ngành là ưu tiên năng khiếu về âm nhạc nên chỉ có 1 khối thi duy nhất để thi tuyển vào ngành học này đó là N00: Ngữ văn, năng khiếu âm nhạc 1, năng khiếu âm nhạc 2. Các trường đào tạo ngành âm nhạc uy tín phải kể đến: Học viện âm nhạc Quốc gia Việt Nam, Học viện âm nhạc Huế, Trường Đại học Trà Vinh,Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh.
Du học ngành âm nhạc cũng được coi là trải nghiệm mở ra nhiều trong sự nghiệp tương lai. Âm nhạc, có lẽ hơn bất kỳ nghệ thuật biểu diễn nào khác đã bị ảnh hưởng sâu sắc bởi toàn cầu hóa và công nghệ hiện đại cho phép chia sẻ ngay lập tức các thông tin xuyên quốc gia. Sinh viên sẽ có cơ hội tiếp cận và thể hiện nhiều phong cách âm nhạc mới lạ và thú vị. Huongnghiepcdm.edu.vn sẽ gợi ý đến bạn những điểm đến du học chất lượng sau đây:
-
Các khóa đào tạo ngành Âm nhạc ở Úc
-
Các khóa đào tạo ngành Âm nhạc ở Canada
-
Các khóa đào tạo ngành Âm nhạc ở Anh
-
Các khóa đào tạo ngành Âm nhạc ở Mỹ
-
Các khóa đào tạo ngành Âm nhạc ở New Zealand
Bạn lưu ý là bấm vào link “Xem [số] khóa học Âm nhạc” để tìm hiểu thông tin cụ thể về chương trình học ở từng trường. Nếu bạn có thắc mắc về du học ngành Âm nhạc, các chuyên gia du học IDP giàu kinh nghiệm luôn sẵn sàng hỗ trợ và tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Tốt nghiệp ngành âm nhạc ra làm gì?
Bởi tư tưởng cho rằng học các ngành nghệ thuật nghe tuy hào nhoáng nhưng sau khi ra trường dễ thất nghiệp, thu nhập thấp nên bạn có thể ảnh hưởng tâm lý lo ngại khi lựa chọn theo đuổi ngành này. Tuy nhiên, ngành âm nhạc là lĩnh vực rộng lớn, thú vị mang lại cơ hội đa dạng và đa ngành cho bạn.
Sau khi hoàn thành chương trình học, cơ hội nghề nghiệp ngành Âm nhạc không chỉ dừng lại ở ca sĩ, thần tượng… mà bạn có thể làm việc ở những vị trí sau đây:
-
Nhạc sĩ, nhà sản xuất âm nhạc, nhạc sĩ hòa âm phối khí…
-
Nghệ sĩ biểu diễn nhạc cụ như Guitar, Piano, Violon, Saxophone…
-
Nghệ sĩ thu âm, kỹ thuật viên thu âm
-
Giảng dạy về âm nhạc
-
Biên tập, dàn dựng chương trình âm nhạc của các đài phát thanh, đài truyền hình
-
Kinh doanh nhạc cụ, cửa hàng âm nhạc
Đặc biệt, một số sinh viên sau khi ra trường theo đuổi công việc liên quan đến âm nhạc nhưng cũng vô cùng nhân văn là “âm nhạc trị liệu” (Music therapist) tức là dùng liệu pháp âm nhạc để điều trị những khó khăn về sức khỏe tinh thần hay thể chất của người bệnh.
Ngoài ra, là ngành thiên về năng khiếu và tích lũy kinh nghiệm nên sinh viên chuyên ngành âm nhạc tìm kiếm cơ hội trải nghiệm thực tế trong việc thiết lập mục tiêu, kết nối mạng, tổ chức hợp đồng biểu diễn và hợp tác với các nghệ sĩ khác trong khi vẫn còn mạng lưới an toàn của trường đại học để bổ trợ cho nghề nghiệp của mình sau này.
Mức lương ngành âm nhạc học như thế nào cũng được nhiều bạn quan tâm. Tuy nhiên, đây là lĩnh vực rộng lớn, và mức thu nhập cũng được tiết lộ riêng tư và tùy theo mức cát xê của nghệ sĩ nên dẫu biết là khủng nhưng chưa thể thống kê con số chính xác. Đối với những bạn sinh viên mới ra trường nhưng có nhiều kinh nghiệm có thể đạt mức lương từ 10 triệu đồng trở lên.