• Cẩm Nang
  • Giải Ngố
  • Kinh Nghiệm
  • Thị Trường
  • Toplist

Hướng Nghiệp CDM

Home » Kiểm toán nội bộ là gì? Vai trò của kiểm toán nội bộ hiện nay

Kiểm toán nội bộ là gì? Vai trò của kiểm toán nội bộ hiện nay

Tháng 3 24, 2025 Tháng 3 24, 2025 admin

Bạn đang xem bài viết ✅ Kiểm toán nội bộ là gì? Vai trò của kiểm toán nội bộ hiện nay ✅ tại website Huongnghiepcdm có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.
Hiện nay, với yêu cầu ngày càng cao của hệ thống quản trị tài chính, kế toán  ngày càng thể hiện vai trò quan trọng giúp đảm bảo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể biết được được vai trò cũng như chức năng của kiểm toán nội bộ đối doanh nghiệp. Hãy cùng Thế Giới Di Động làm rõ về kiểm toán nội bộ là gì qua bài viết này nhé!

I. Kiểm toán nội bộ là gì?

Theo hiệp hội kiểm toán nội bộ IIA (The Institute of Internal Auditor, viết tắt là “IIA”), khái niệm kiểm toán nội bộ được hiểu như sau:

“Kiểm toán nội bộ là một hoạt động đảm bảo và tư vấn độc lập, khách quan được thiết kế nhằm gia tăng giá trị và cải thiện các hoạt động của tổ chức.

Kiểm toán nội bộ giúp cho tổ chức đạt được các mục tiêu của mình bằng cách áp dụng phương pháp tiếp cận có tính nguyên tắc và hệ thống nhằm đánh giá và nâng cao hiệu quả của các quy trình quản lý rủi ro, kiểm soát và quản trị.”

II. Vai trò, chức năng của kiểm toán nội bộ 

1. Vai trò kiểm toán nội bộ

Kiểm toán nội bộ ra đời và phát triển ngày càng đóng vai trò  quan trọng trong quá trình quản trị của các tổ chức và hỗ trợ các công ty: 

– Cung cấp khả năng quản trị rủi ro, kết quả của hiệu quả quá trình, hệ thống kiểm soát nội bộ, quản trị doanh nghiệp và kế toán doanh nghiệp cho xác định và đánh giá. 

– Tư vấn phát triển quy trình, tư vấn quản lý dự án mới, tư vấn và đánh giá cũng như quản lý rủi ro.

– Đảm bảo quy trình thực hiện hoạt động kiểm tra nhằm đưa ra những đánh giá khách quan về tính tuân thủ, hiệu lực và hiệu suất kiểm soát. 

– Đánh giá nội bộ, báo cáo trực tiếp với Hội đồng quản trị và Ban giám đốc về tình hình tài chính, kinh doanh và các vấn đề khác của công ty. Vì vậy, hệ thống kiểm toán nội bộ của công ty phải liên tục được rà soát, cập nhật và hoàn thiện.

Vai trò, chức năng của kiểm toán nội bộ

2. Chức năng kiểm toán nội bộ

– Chức năng kiểm toán báo cáo tài chính, tình hình kế toán

Chức năng kiểm toán nội bộ đầu tiên là kiểm toán báo cáo tài chính và tình hình kế toán của doanh nghiệp. Qua việc xem xét các tài liệu tài chính, kiểm toán viên nội bộ giúp đảm bảo rằng thông tin trong báo cáo tài chính là chính xác và đáng tin cậy. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp tuân thủ các quy định pháp lý mà còn tạo lòng tin cho các bên liên quan như cổ đông, ngân hàng và đối tác kinh doanh.

Xem Thêm:   Dạy tiếng Anh: Vẫn làm tốt nếu không có bằng Sư phạm!

– Chức năng bảo vệ giá trị cho doanh nghiệp

Bằng cách kiểm tra và đánh giá các quy trình, hệ thống kiểm soát và rủi ro, kiểm toán viên nội bộ giúp ngăn ngừa sự lãng phí, gian lận, và thất thoát tài sản. Điều này giúp doanh nghiệp duy trì giá trị của mình và tối ưu hóa hiệu suất tài chính.

– Chức năng cải tiến hệ thống

Khi kiểm toán viên nội bộ phát hiện ra các điểm yếu và việc không hiệu quả trong quy trình kinh doanh, họ có thể đưa ra đề xuất để cải thiện chúng. Điều này giúp tăng cường hiệu suất hoạt động, giảm thiểu rủi ro, và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong thị trường.

Tìm việc làm, tuyển dụng kế toán có thể bạn quan tâm:

– Nhân viên phân tích dữ liệu & dự báo mua hàng Bách Hóa Xanh

– Nhân viên phòng Lao động Tiền lương (Mảng BHXH)

III. Nguyên tắc cơ bản của kiểm toán nội bộ

– Tính độc lập
Tính độc lập đề cập đến việc kiểm toán nội bộ phải thực hiện bởi một phòng ban, tổ chức hoặc cá nhân có sự độc lập tuyệt đối với các hoạt động và quyết định tài chính mà họ kiểm toán. Điều này đảm bảo rằng kiểm toán viên nội bộ không bị ảnh hưởng bởi áp lực hoặc thế lực nội bộ, từ đó đảm bảo tính trung thực và công bằng trong việc đánh giá.

– Tính khách quan
Nguyên tắc này yêu cầu kiểm toán viên nội bộ thực hiện công việc của họ một cách khách quan và không thiên vị. Họ phải dựa vào bằng chứng và sự phân tích để đưa ra các kết luận riêng biệt về tình hình kiểm toán mà không bị ảnh hưởng bởi quan điểm cá nhân hoặc sự ảnh hưởng từ các bên liên quan

– Tính hợp pháp
Tính hợp pháp đòi hỏi kiểm toán nội bộ phải tuân thủ các quy định, luật pháp và quy tắc chung liên quan đến kiểm toán và tài chính. Họ không được thực hiện bất kỳ hành động nào vi phạm các quy định này và phải hoạt động trong giới hạn pháp lý.

– Tính bảo mật
Nguyên tắc này đảm bảo rằng thông tin và dữ liệu liên quan đến quá trình kiểm toán nội bộ được bảo mật và bảo vệ. Kiểm toán viên nội bộ phải đảm bảo rằng thông tin nhạy cảm không bị tiết lộ cho những người không được phép và phải áp dụng các biện pháp bảo mật thích hợp để đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu.

Xem Thêm:   Tổng hợp bài test nhân viên nhân sự đầy đủ cho doanh nghiệp

– Năng lực chuyên môn 
Nguyên tắc này yêu cầu kiểm toán viên nội bộ có đủ năng lực chuyên môn và kiến thức liên quan để thực hiện công việc kiểm toán một cách hiệu quả. Họ cần duy trì, nâng cao kiến thức kỹ năng của mình để đảm bảo rằng có khả năng đánh giá với các vấn đề phức tạp trong quá trình kiểm toán nội bộ.

IV. Công việc của một kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp

Trong một công ty, kiểm toán nội bộ thường thực hiện các công việc sau: 

– Rà soát các chỉ số kinh doanh, thông số kinh doanh cho các giám đốc điều hành và giám đốc chức năng trong công ty. 

– Giám sát hệ thống kiểm soát nội bộ và đề xuất cải tiến hệ thống này. 

– Đánh giá nguồn lực của hệ thống kiểm soát nội bộ công ty nhằm tránh lãng phí, thất thoát ngân sách.

– Làm việc trực tiếp với kiểm toán độc lập của công ty về các vấn đề tương tự.

– Đề xuất các chính sách bảo vệ tài sản và quản lý rủi ro.

– Kiểm toán đảm bảo tuân thủ pháp luật, các quy định và chính sách hoạt động giúp công ty tuân thủ pháp luật, đạo đức kinh doanh.

– Hỗ trợ thực hiện một phần chức năng kiểm soát tài chính, chẳng hạn như xác minh chất lượng, tính chính xác và đầy đủ của thông tin báo cáo kế toán.

V. Các trường hợp bắt buộc kiểm toán nội bộ theo quy định của pháp luật

Kiểm toán nội bộ là một phần quan trọng trong quản lý tài chính và quản lý rủi ro của các doanh nghiệp, và nó đặc biệt cần thiết đối với các trường hợp sau:

– Công ty niêm yết: Các công ty niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán phải thực hiện kiểm toán nội bộ để đảm bảo tính chính xác và minh bạch của thông tin tài chính. Điều này không chỉ giúp bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư mà còn duy trì sự tin cậy trong thị trường tài chính.

Các trường hợp bắt buộc kiểm toán nội bộ theo quy định của pháp luật

– Doanh nghiệp có vốn điều lệ nhà nước trên 50% là công ty mẹ theo mô hình công ty mẹ – công ty con: Trong trường hợp này, kiểm toán nội bộ là cần thiết để đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả trong quản lý tài chính của cả công ty mẹ và các công ty con. Điều này giúp ngăn ngừa sự lãng phí và gian lận tài chính, đồng thời tạo ra môi trường làm việc đáng tin cậy, công bằng.

– Doanh nghiệp nhà nước là công ty mẹ đang hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con: Các công ty nhà nước hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con cũng cần thực hiện kiểm toán nội bộ để đảm bảo tính minh bạch và quản lý tài chính hiệu quả. Điều này giúp tăng cường quản lý tài sản công cộng và bảo vệ lợi ích của người dân.

Xem Thêm:   Telesale là gì? Mô tả công việc và kỹ năng cần có của telesales

VI. Kiểm toán nội bộ khác kiểm toán độc lập như thế nào?

Đối với hầu hết chúng ta, khi nói đến kiểm toán, rất khó để phân tách rõ ràng khái niệm và phạm vi của kiểm toán nội bộ. Vậy đâu là sự khác biệt giữa kiểm toán độc lập và kiểm toán nội bộ? 

– Khác nhau về đối tượng báo cáo: Kiểm toán độc lập sẽ báo cáo với cổ đông và các bên liên quan khác về hoạt động của Công ty, trong khi Kiểm toán nội bộ sẽ báo cáo với Hội đồng quản trị và các nhà quản lý cấp cao trong cơ cấu quản trị công ty. 

– Khác nhau về mục tiêu: Mục tiêu của kiểm toán độc lập là tăng cường sự tin tưởng và trung thực của các cổ đông và các bên khác có liên quan đến lợi ích của công ty trong việc đưa ra  ý kiến ​​độc lập về báo cáo tài chính. Còn kiểm toán nội bộ có mục tiêu cung cấp cho Hội đồng quản trị và ban quản lý tin tưởng rằng họ có thể  thực hiện các chức năng của mình trong công ty và các bên quan tâm khác thông qua đánh giá và tư vấn. 

– Khác nhau về trách nhiệm:Kiểm toán độc lập không có trách nhiệm  tư vấn và kiểm soát rủi ro, kiểm toán độc lập chỉ có trách nhiệm lập các báo cáo về các khía cạnh có thể ảnh hưởng đến hệ thống quản lý rủi ro của công ty. Kiểm toán nội bộ có nhiệm vụ kiểm soát, đánh giá rủi ro, tư vấn, báo cáo về mọi rủi ro và hệ thống quản trị rủi ro của công ty.

Xem thêm:

– Kiểm toán là gì? Chức năng và công việc của kiểm toán viên

– Cách viết CV kế toán, kiểm toán hay và thu hút nhà tuyển dụng

– Tổng hợp công việc của kế toán cần phải làm tại doanh nghiệp chi tiết

Trên đây là vai trò, chức năng của kiểm toán nội bộ, nguyên tắc cơ bản của kiểm toán nội bộ. Đối với các công ty hiện nay, kiểm toán nội bộ đóng vai trò quan trọng trong quy trình, trong hoạt động nói chung và kế toán tài chính  nói riêng.  Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, đừng quên chia sẻ nếu bạn thấy nội dung bổ ích, hẹn gặp lại ở những bài viết tiếp theo.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Kiểm toán nội bộ là gì? Vai trò của kiểm toán nội bộ hiện nay của Huongnghiepcdm nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Bài viết liên quan

Ý nghĩa JD là gì ? Nội dung cần có của JD – bản mô tả công việc
Xây dựng sơ đồ quy trình chăm sóc khách hàng chuẩn, hiệu quả
Xây dựng quy trình kiểm soát nội bộ doanh nghiệp hiệu quả

Chuyên mục: Kinh Nghiệm

Previous Post: « Kiểm toán là gì? Chức năng và công việc của kiểm toán viên
Next Post: Kinh doanh điện tử (E-business) là gì? Xu hướng việc làm hiện nay »

Primary Sidebar

Bài Viết Mới

  • Chặng đường huy hoàng của Câu lạc bộ bóng đá Paris Saint-Germain (PSG) – Hành trình từ nền tảng cho đến đỉnh cao thế giới
  • Ý nghĩa JD là gì ? Nội dung cần có của JD – bản mô tả công việc
  • Xây dựng sơ đồ quy trình chăm sóc khách hàng chuẩn, hiệu quả
  • Câu lạc bộ bóng đá Hải Phòng – Khám Phá Truyền Thống và Triển Vọng Tương Lai
  • Xây dựng quy trình kiểm soát nội bộ doanh nghiệp hiệu quả

Footer

Giới Thiệu Hướng Nghiệp CDM

Danh mục

  • Cẩm Nang
  • Giải Ngố
  • Kinh Nghiệm
  • Thị Trường
  • Tổng Hợp

Quảng Cáo

Bản quyền © 2025 · Liên Hệ Mua Guest Post 0869377629 Luck8