Phần thi viết trong kỳ thi IELTS luôn được xem là phần thi “khó nhằn” và căng thẳng nhất đối với các thí sinh. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu các dạng bài trong IELTS Writing, những tiêu chí chấm IELTS Writing cũng như những bí kíp hữu ích để học writing hiệu quả. Khám phá ngay cùng Huongnghiepcdm.edu.vn!
> IELTS là gì? Cập nhật thông tin mới nhất về kỳ thi IELTS
Format bài thi IELTS Writing
Một bài thi IELTS Writing sẽ gồm 2 phần:
-
Phần Task 1 của bài thi IELTS Writing đòi hỏi thí sinh phải mô tả, giải thích bảng biểu, sơ đồ, bản đồ mà đề bài đưa ra thành thông tin bằng từ ngữ của bạn. Sau đó, so sánh và đối chiếu một vài thông tin quan trọng, nổi bật trên các biểu đồ. Ngoài ra, trong các dạng Writing Task 1, bạn cũng có thể được yêu cầu mô tả các giai đoạn của một quá trình, cách hoạt động của một thiết bị nào đó hoặc mô tả một sự kiện. Thông thường, thí sinh được yêu cầu viết khoảng 150 từ trong vòng 20 phút.
Dưới đây là ví dụ của đề thi Writing Task 1:
“The bar chart shows the percentage of school children learning to play different musical instruments in 2005, 2010, 2015.
Summarize the information by selecting and reporting main features and make comparisons where relevant.
Write at least 150 words.”
- Với Writing Task 2, thí sinh sẽ phải viết một bài luận khoảng 250 từ trong khoảng 40 phút nhằm đưa ra những lập luận, lí lẽ về một vấn đề nào đó mà đề bài đặt ra.
Ví dụ về đề thi IELTS Writing Task 2:
“There are several factors that motivate people to stay in the workforce, and money is the most important factor. To what extent do you agree or disagree?”
Tiêu chí chấm IELTS Writing
Cách tính điểm IELTS Writing đối với cả Task 1 và Task 2 đều giống nhau. Giám khảo sẽ đánh giá bài thi của bạn dựa trên 4 tiêu chí lớn, mỗi tiêu chí chiếm 25% tổng số điểm của phần thi:
-
Task Achievement (Khả năng hoàn thành yêu cầu bài thi): Tiêu chí này tập trung đánh giá vào việc bạn có trả lời đúng trọng tâm câu hỏi mà đề bài đưa ra hay không.
-
Coherence and cohesion (Tính gắn kết giữa các câu và đoạn văn): Tiêu chí này đánh giá khả năng sắp xếp, tổ chức đoạn văn và liên kết câu sao cho phù hợp, dễ đọc và dễ hiểu.
-
Lexical Resource (Vốn từ vựng): Cách làm bài Writing tốt và đạt điểm cao tiêu chí này là sử dụng từ vựng đúng ngữ cảnh, kiểm tra kỹ lỗi chính tả khi viết.
-
Grammatical Range and accuracy (Ngữ pháp): Trong tiêu chí Grammatical Range, người chấm thi không chỉ chú ý đến sự đa dạng trong cấu trúc ngữ pháp mà còn đánh giá khả năng sử dụng những cấu trúc khó như câu phức, câu đảo ngữ và cấu trúc nhấn mạnh. Tiêu chí Grammatical Accuracy đòi hỏi bạn cần tránh tối đa các lỗi sai về ngữ pháp.
Cách tính điểm Writing IELTS overall sẽ được tính bằng Tổng của Task 1 cộng với Task 2 nhân đôi, sau đó chia tổng đó cho 3 là ra điểm Writing cuối cùng của bạn.
> Những kênh luyện kỹ năng Viết IELTS nhất định phải biết
> 10 tips hữu ích áp dụng cho ngày thi IELTS writing
Cách học Writing hiệu quả
Nếu bạn vẫn loay hoay tìm cách tự học Writing hiệu quả, hãy thử chia việc học thành 3 giai đoạn sau theo gợi ý từ Hotcourses.vn nhé!
Giai đoạn 1: Trau dồi ngữ pháp, củng cố từ vựng
Ngữ pháp và từ vựng là hai yếu tố quan trọng nhất để tạo nên một bài Writing hoàn chỉnh. Với từ vựng, bạn hãy học theo chủ đề vì sử dụng từ vựng đúng chủ đề cũng là một tiêu chí giúp bạn nâng band điểm Writing. Hãy đặt mục tiêu mỗi ngày học 5-10 từ! Bạn có thể học qua sách (English Vocabulary in Use, Oxford Word Skills Basic,…) hay qua các tờ báo uy tín để vừa học từ vựng vừa trau dồi ý tưởng.
Với ngữ pháp, bạn có thể chia nhỏ, mỗi ngày học một chủ đề. Ví dụ, hôm nay học về Thì hiện tại đơn, ngày mai bạn sẽ học Thì hiện tại tiếp diễn, kết hợp với ôn luyện kiến thức hôm trước đã học. Cứ như thế, dần dần bạn sẽ nắm chắc được các kiến thức ngữ pháp quan trọng trong tiếng Anh.
Bạn cũng có thể học theo các chủ đề đã được chia sẵn trong sách Grammar In Use – cuốn sách học Ngữ pháp IELTS cho người mới bắt đầu của NXB Cambridge hoặc Oxford Grammar Practice Basic, Intermediate và Advanced khi bạn đã thành thạo hơn các ngữ pháp trong Tiếng Anh. Hai cuốn này đều dễ dàng tìm thấy ở các hiệu sách lớn như FAHASA, Tiền Phong hoặc online qua Tiki.
Giai đoạn 2: Học theo dạng bài
Bạn hãy học theo 7 dạng của Writing Task 1 và 4 dạng của Writing Task 2. Mỗi dạng nắm chắc cách làm và dàn ý. Khi đã nắm vững cách làm, bạn sẽ đỡ mất thời gian suy nghĩ khi đi thi, đồng thời đảm bảo không sai đề, lạc đề và bị mất điểm phần Task Response.
Trong giai đoạn này, một trong những cuốn sách phù hợp để tham khảo là Get Ready for IELTS Writing. Cuốn này rất phù hợp với người bước đầu bắt tay vào luyện thi IELTS. Sách được chia thành 12 units, mỗi unit gồm 4 phần Language Development – Skills Development – Exam Practice – Progress check.
Giai đoạn 3: Luyện đề
Sau khi đã trang bị một lượng từ vựng, ngữ pháp đủ dùng và nắm chắc các dạng bài, bạn sẽ bắt tay vào luyện cách viết Task 1 và cách viết Task 2. Bạn có thể luyện theo các chủ đề điển hình, thường xuất hiện trong phần thi IELTS Writing qua cuốn Improve Your IELTS Writing Skills (với các bạn band 5-6) hoặc cuốn High-scoring IELTS Writing Model Answers (với các bạn band 6-7+). Cả hai cuốn đều có đầy đủ 2 phần task 1, task 2, kèm các bài tập ôn luyện và cả bài mẫu của các giảng viên Tiếng Anh uy tín.
Khi bắt tay vào luyện viết, bạn cần làm liền mạch từ đầu đến cuối, tránh ngừng giữa chừng để tìm kiếm ý tưởng trên mạng hoặc tra từ điển. Khi viết xong, hãy dành 5 phút để kiểm tra lại toàn bộ bài viết. Việc kiểm tra lại sẽ giúp bạn phát hiện được các lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp,… Việc làm này đôi khi có thể “cứu vớt” được 1 band điểm.
Đừng quên tìm kiếm 1 chuyên gia IELTS để giúp bạn chữa và chấm bài Writing. Sau đó, xem lại các lỗi sai, tìm cách cải thiện và tiếp tục luyện các đề tiếp theo.
> Kinh nghiệm tự học IELTS tại nhà hiệu quả nhất
> 8 kênh podcast tiếng anh thú vị dành cho sinh viên