Giáo dục luôn luôn là vấn đề quan trọng hàng đầu trong việc duy trì và phát triển xã hội. Đây luôn luôn được xem là vấn đề quan trọng hàng đầu dù ở bất kỳ thời điểm hay xã hội nào. Học viện Quản lý và Giáo dục cũng ra đời nhờ vào những chiến lưọc cụ thể với mong muốn sẽ cải thiện trình độ học vấn và xây dựng đất nước ngày càng phát triển vững mạnh. Vậy học viện Quản lý Giáo dục đào tạo những gì? Học phí, phương pháp tuyển sinh và mức điểm chuẩn ra sao? Hãy cùng Review Edu khám phá qua bài viết dưới đây nhé!
Thông tin chung
- Tên trường: Học viện Quản lý Giáo dục
- Tên tiếng Anh: National Academy of Education Managenment (NAEM)
- Mã trường: HVQ
- Hệ đào tạo: Đại học – Sau đại học – Liên thông
- Loại trường: Công lập
- Địa chỉ: 31 Phan Đình Giót – Thanh Xuân – Hà Nội
- SĐT: 04-3864.3352
- Email: hvqlgd@moet.edu.vn
- Website: http://naem.edu.vn/
- Facebook: www.facebook.com/naem.edu.vn/
- Điện thoại: 024.3864.3352 – Fax: 024.3864.1802
Mục tiêu và sứ mệnh
Trong suốt gần 40 năm xây dựng và trưởng thành. Trường luôn giữ vững vai trò tiên phong đi đầu trong sự nghiệp đào tạo ra những cán bộ quản lý giáo dục. Đáp ứng nhu cầu phát triển của nền giáo dục nước nhà. Tuy còn gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng Học viện luôn không ngừng hoàn thiện về cả cơ cấu tổ chức và chất lượng dạy học, phấn đấu không ngừng vì sự nghiệp giáo dục của đất nước.
Hiện nay, các hoạt động chuyên môn của Học viện đang được phát triển về cả chiều rộng và chiều sâu; công tác nghiên cứu khoa học ngày càng đạt được những thành tựu to lớn cả về mặt lý luận lẫn trong thực tiễn vận dụng vào việc đổi mới cơ chế giáo dục; các hoạt động liên kết với nước ngoài đang ngày càng được mở rộng, nhiều hội thảo quốc tế về vấn đề quản lý giáo dục đã được Học viện tổ chức và đạt được những thành công to lớn.
Lịch sử phát triển
Học viện Quản lý giáo dục tiền thân là Trường Cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo được thành lập năm 1990, trên cơ sở hợp nhất 3 Trường:Trường Cán bộ quản lý giáo dục (thành lập năm 1976). Trường Cán bộ quản lý đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề và Trung tâm nghiên cứu tổ chức quản lý và kinh tế học giáo dụ
Ngày 3/4/2006, Thủ tướng Chính phủNguyễn Tấn Dũng đã ra Quyết định số 501/QĐ-TTg thành lập Học viện Quản lý giáo dục trên cơ sở nâng cấp Trường Cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo.
Vì sao nên theo học tại trường Học viện Quản lý Giáo dục?
Đội ngũ giảng viên
Đội ngũ giảng viên của Học viện Quản lý Giáo dục có 100% trình độ thạc sỹ trở lên, nhiều giáo viên đang theo học chương trình đào tạo Tiến sĩ. Trường đã đào tạo hàng nghìn sinh viên trong lĩnh vực Giáo dục. Hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ ở trường cũng có những bước phát triển mạnh mẽ. Nhiều giảng viên của Khoa là chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ và cấp cơ sở. Trong 5 năm trở lại đây, các Giáo viên trong Khoa của Trường đã và đang tham gia thực hiện đề tài cấp Nhà nước, đề tài cấp Bộ trọng điểm…
Cơ sở vật chất
Trường có hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, đáp ứng được nhu cầu dạy và học của sinh viên. Ngoài khuôn viên trường với: phòng học, các nhà chức năng, đài phun nước. Trường có không gian khá thoáng và “xanh” với hệ thống cây xanh quanh trường. Không gian mở và gần gũi với thiên nhiên. Trường cũng có KTX nằm trong khuôn viên giảng dạy tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên nội trú tham gia các hoạt động học tập và sinh hoạt tại trường.
Thông tin tuyển sinh của Học viện Quản lý Giáo dục
Đối tượng tuyển sinh
Thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương theo quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Phương thức tuyển sinh
- Phương thức 1: Xét tuyển dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT.
- Phương thức 2: Xét tuyển dựa vào kết quả học tập bậc THPT (xét học bạ).
Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện ĐKXT
Điểm xét tuyển học bạ đạt từ 18 điểm trở lên.
Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của năm 2023 – 2024 dự kiến không có gì thay đổi so với năm 2022.
Chính sách ưu tiên xét tuyển và tuyển thẳng
Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Học viện Quản lý Giáo dục tuyển sinh những ngành nào?
Trường hiện đang tập trung đào tạo 5 ngành: Quản lý giáo dục, Tâm lý học giáo dục, Kinh tế giáo dục, Giáo dục học và Công nghệ thông tin, đồng thời kết hợp công tác nghiên cứu các đề tài, đề án về khoa học giáo dục. Đây được coi là một trường đầu ngành về khoa học quản lý giáo dục trong hệ thống các trường đại học tại Việt Nam.
Ngành tuyển sinh
Ngành học |
Mã ngành | Tổ hợp môn xét tuyển | Xét theo kết quả thi TN THPT |
Xét theo học bạ THPT |
Quản lý giáo dục | 7140114 | A00; A01; C00; D01 | 240 | 60 |
Tâm lý học giáo dục | 7310403 | A00; B00; C00; D01 | 74 | 20 |
Quản trị văn phòng | 7340101 | A00; A01; C00; D01 | 120 | 30 |
Kinh tế | 7310101 | A00; A01; D01; D10 | 145 | 35 |
Điểm chuẩn của Học viện Quản lý Giáo dục chính xác nhất
Dựa theo đề án tuyển sinh, Trường đã thông báo mức điểm tuyển sinh của các ngành cụ thể như sau:
Ngành |
Năm 2018 | Năm 2019 | Năm 2020 | Năm 2022 | |
Xét theo KQ thi THPT |
Xét theo học bạ |
||||
Quản lý giáo dục | 17 | 15 | 15 | ||
Quản lý giáo dục | 17 | 15 | 15 | 15 | 18 |
Tâm lý học giáo dục | 16 | 15,5 | 15 | 19,5 | 22 |
Kinh tế giáo dục | 16 | 19 | 15 | ||
Công nghệ thông tin | 16 | 15 | 15 | ||
Quản trị văn phòng | 15 | 15 | 18 | ||
Ngôn ngữ Anh | 15 | ||||
Kinh tế | 15 | 18 |
Mức điểm chuẩn dự kiến năm học 2023 – 2024 sẽ tăng thêm từ 1 đến 3 điểm so với năm học trước đó.
Học phí của Học viện Quản lý Giáo dục là bao nhiêu?
Học phí năm 2022 – 2023 cụ thể như sau:
- Khối ngành I: Quản lý giáo dục, Giáo dục học, Kinh tế giáo dục: 290.000đ/tín chỉ
- Khối ngành III: Quản trị văn phòng: 290.000đ/tín chỉ
- Khối ngành V: Công nghệ thông tin: 340.000đ/tín chỉ
- Khối ngành VII: Ngôn ngữ Anh, Tâm lý học giáo dục, Kinh tế : 290.000đ/tín chỉ.
Mức học phí dự kiến năm học 2023 – 2024 sẽ tăng 500.000 đến 1.5000.000 VND/học kỳ so với năm học trước đó.
Những quyền lợi của sinh viên khi theo học tại Trường
Khi theo học tại trường, sinh viên sẽ được:
- Được hưởng các chế độ, chính sách ưu tiên theo quy định của Nhà nước; được xét nhận học bổng do các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tài trợ; được miễn học phí khi sử dụng các dịch vụ công cộng về giao thông, giải trí, tham quan viện bảo tàng, di tích lịch sử, công trình văn hoá theo quy định của Nhà nước.
- Được trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp của mình kiến nghị với nhà trường các giải pháp góp phần xây dựng nhà trường; được đề đạt nguyện vọng và khiếu nại lên Hiệu trưởng giải quyết các vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích chính đáng của học sinh sinh viên.
- Được xét tiếp nhận vào ký túc xá theo quy định của trường. Việc ưu tiên khi sắp xếp vào ở ký túc xá theo quy định tại Quy chế công tác học sinh sinh viên nội trú của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Tốt nghiệp trường Học viện Quản lý Giáo dục có dễ xin việc không?
Với nhu cầu việc làm hiện nay, các ngành như quản lý giáo dục, giáo dục học sau khi tốt nghiệp sẽ có cơ hội việc làm cao. Người học có thể xin việc tại cơ quan nhà nước hoặc có thể làm việc tại các cơ sở bên ngoài. Học viện Quản lý Giáo dục là một cơ sở đào tạo tốt, vì vậy nếu học tốt và đúng theo lộ trình sẽ đảm bảo được tỉ lệ có việc làm sau khi tốt nghiệp rất cao.
Review về đánh giá Học viện Quản lý Giáo dục có tốt không?
Qua bài viết đã tổng hợp về trường, có thể thấy tầm quan trọng của giáo dục trong đời sống và xã hội. Nếu bạn có đam mê, mong muốn được theo học tại trường thì hãy chuẩn bị cho bản thân một hành trang tốt nhất nhé! Chúc các bạn đạt được kết quả tốt nhất.
Hệ đào tạo |
Đại học |
---|---|
Khối ngành |
Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên, Kinh doanh và quản lý, Máy Tính và Công Nghệ Thông Tin |
Tỉnh/thành phố |
Hà Nội |
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Review Học viện Quản lý Giáo dục có tốt không? của Huongnghiepcdm nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.
Nguồn: https://reviewedu.net/school/hoc-vien-quan-ly-giao-duc