Được thành lập từ năm 2007. Học viện Âm nhạc Huế là đơn vị sự nghiệp giáo dục, có chức năng nghiên cứu, bảo tồn và phát huy các giá trị Âm nhạc truyền thống, đặc biệt là các di sản Âm nhạc được UNESCO công nhận như: Nhã nhạc cung đình Huế, Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên… đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực về lĩnh vực Âm nhạc ở bậc trung học, đại học và sau đại học; nghiên cứu khoa học, biểu diễn Âm nhạc, góp phần giữ gìn và phát triển nền Âm nhạc Việt Nam mà trực tiếp là khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Hãy cùng Huongnghiepcdm tìm hiểu và khám phá về Học viện Âm nhạc Huế nhé!
Tổng quan về Học viện Âm nhạc Huế
Giới thiệu chung
- Tên trường: Học viện Âm nhạc Huế
- Tên tiếng Anh: Hue Academy of Music
- Mã trường: HVA
- Loại trường: Công lập
- Hệ đào tạo: Đại học – Sau đại học – Tại chức – Trung cấp
- Địa chỉ: Số 01 đường Lê Lợi, phường Vĩnh Ninh, Tp. Huế
- SĐT: (84-234) 3819852
- Email: vanphonghocvien@gmail.com
- Website: http://hocvienamnhachue.edu.vn/
- Facebook: www.facebook.com/hocvienamnhachue
Lịch sử phát triển
Cách đây 55 năm (1962), Trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ Huế, tiền thân của Học viện Âm nhạc Huế ra đời, là một cơ sở giáo dục chuyên về âm nhạc, đặc biệt là âm nhạc truyền thống.
Học viện Âm nhạc Huế có trụ sở chính của trường được đặt tại Cố đô Huế. Được xem là một trong 3 trường đào tạo âm nhạc bậc đại học tại Việt Nam gồm có Nhạc viện thành phố Hồ Chí Minh và Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam). Với hơn 15 năm kinh nghiệm học viện đã và đang từng bước khẳng định vị thế của mình.
Mục tiêu phát triển
Học viên âm nhạc Huế qua phát triển các hoạt động đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực âm nhạc. Từng bước đẩy mạnh các hoạt động triển khai nghiên cứu khoa học gắn liền với hoạt động biểu diễn. Với mong muốn góp phần thúc đẩy, tạo động lực đối với việc phát triển sự nghiệp âm nhạc, văn hoá nghệ thuật và kinh tế xã hội khu vực miền Trung, Tây Nguyên, và thành phố Huế – Thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam. Phù hợp với mục tiêu, định hướng chủ yếu của Đảng, Nhà nước đối với khu vực trong giai đoạn mới.
Mục tiêu chính và tất yếu của nhà trường là nghiên cứu và đào tạo âm nhạc ở khu vực miền Trung – Tây Nguyên. Đồng thời góp phần khôi phục bảo tồn; phát huy giá trị Nhã nhạc Cung đình Huế và Cồng chiêng Tây Nguyên. Đây là hai loại hình nghệ thuật đã được UNESCO công nhận là di sản phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại.
Mục tiêu kinh tế xã hội
Thông qua phát triển các hoạt động đào tạo nguồn nhân lực trên lĩnh vực âm nhạc, từng bước đẩy mạnh các hoạt động triển khai nghiên cứu khoa học gắn liền với hoạt động biểu diễn nhằm góp phần thúc đẩy, tạo động lực đối với việc phát triển sự nghiệp âm nhạc, văn hoá nghệ thuật và kinh tế xã hội khu vực miền Trung, Tây Nguyên, và thành phố Huế – Thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam, phù hợp với mục tiêu, định hướng chủ yếu của Đảng, Nhà nước đối với khu vực trong giai đoạn mới.
Cơ sở vật chất tại Học viện Âm nhạc Huế
Học viện có đủ phòng học, giảng đường, ký túc xá, trang thiết bị, sân bãi, phòng làm việc cho cán bộ. Các trang thiết bị cần thiết để hỗ trợ dạy, học, NCKH được trang bị đầy đủ. Đến nay, Học viện Âm nhạc Huế vẫn đang hoàn thiện và tu sửa thêm nhiều cơ sở hạ tầng. Trường có nhiều phòng và dụng cụ thực hành trực tiếp. Hỗ trợ rất tốt cho sinh viên không chỉ nắm giữ về lý thuyết mà còn mạnh về thực hành.
Trường cũng đã có nhiều phòng học đa năng gắn liền với các thiết bị như Projector, màn chiếu, băng từ, các thiết bị về âm thanh, tivi, phòng học chuyên dùng ngành thanh nhạc. Có phòng học thực hành nhạc, phòng học nhạc cụ và phòng học xướng âm.
Chương trình đào tạo và cơ hội việc làm
Đội ngũ giảng viên tại Học viện Âm nhạc Huế
Học viện Âm nhạc Huế đầu tư đào tạo các giảng viên của trường. Đây đều được xem là những người có bề dày về kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực âm nhạc. Đội ngũ giảng viên tâm huyết, có chuyên môn sư phạm được đào tạo tại các trường trong và ngoài nước. Trong nhiều năm công tác và giảng dạy tại Học viện Âm nhạc Huế, giảng viên nhận được nhiều sự quý mến của sinh viên bởi sự trẻ trung, nhiệt tình.
Đội ngũ giảng viên của Học viện thân thiện, tâm lí, tạo nên phong cách riêng và độc đáo. Do đó, tân sinh viên có thể hoàn toàn tin tưởng vào cam kết đào tạo của nhà trường.
Chương trình đào tạo
Học viện Âm nhạc Huế đào tạo nguồn nhân lực thuộc lĩnh vực âm nhạc ở trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học có chất lượng cao; nghiên cứu khoa học, biễu diễn các loại hình âm nhạc, tiếp thu tinh hoa âm nhạc thế giới; phát huy các giá trị di sản âm nhạc đặc trưng nhằm đáp ứng sự nghiệp bảo tồn, phát triển nghệ thuật âm nhạc của khu vực miền Trung – Tây Nguyên và cả nước.
Đào tạo nguồn nhân lực các ngành học âm nhạc bao gồm: Sáng tác âm nhạc, Lý thuyết (trước đây gọi là ngành Lý luận Âm nhạc), Chỉ huy, Biểu diễn nhạc cụ truyền thống (với các chuyên ngành Tranh, Tam, Tỳ, Nhị, Nguyệt, Sáo, Bầu…), Biểu diễn nhạc cụ phương tây (với các chuyên ngành Violon, Cello, Kèn, Guitare, Accordeon, Organ, Piano, Thanh nhạc… ở bậc cao đẳng, đại học, sau đại học theo các loại hình đào tạo chính quy, không chính quy, đào tạo văn bằng hai, bồi dưỡng nghiệp vụ và tạo nguồn theo chỉ tiêu phân bổ của nhà nước và yêu cầu của xã hội cho các tỉnh, thành khu vực miền Trung và Tây Nguyên.
Ngoài các chuyên ngành đào tạo trên, Học viện âm nhạc Huế xây dựng thêm các danh mục chương trình đào tạo hệ thống bài bản Nhã nhạc (Âm nhạc Cung đình) và hệ thống bài bản âm nhạc sử dụng trong Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.
Cơ hội việc làm sau khi ra trường của sinh viên Học viện Âm nhạc Huế
Các sinh viên ngành Âm nhạc tốt nghiệp Học viện Âm nhạc Huế được khảo sát gần như 100% sinh viên đều có việc làm và làm đúng ngành nghề. Đây là một điều đáng mừng với các sinh viên đang theo học tại Học viện Âm nhạc Huế.
- Trở thành nghệ sĩ biểu diễn độc lập hoặc nghệ sĩ tại các cơ sở hoạt động âm nhạc – văn hóa – nghệ thuật (các đoàn nghệ thuật, dàn nhạc, sở văn hóa, nhà văn hóa, nhà thiếu nhi…)
- Có khả năng làm việc và giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp có đào tạo lĩnh vực âm nhạc – văn hóa – nghệ thuật.
- Làm việc tại các Viện, Trung tâm nghiên cứu âm nhạc, đào tạo âm nhạc trong khu vực và cả nước.
- Trở thành nghệ sĩ biểu diễn độc lập hoặc nghệ sĩ tại các cơ sở hoạt động âm nhạc – văn hóa – nghệ thuật (các đoàn nghệ thuật, dàn nhạc, sở văn hóa, nhà văn hóa, nhà thiếu nhi…)
- Có khả năng làm việc và giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp có đào tạo lĩnh vực âm nhạc – văn hóa – nghệ thuật.
- Làm việc tại các Viện, Trung tâm nghiên cứu âm nhạc, đào tạo âm nhạc trong khu vực và cả nước.
Học viện Âm nhạc Huế định hướng đào tạo theo hướng ứng dụng. Nhằm giúp sinh viên có cơ hội tìm kiếm việc làm khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Đây là định hướng đào tạo của nhà trường để nâng cao chất lượng đào tạo gắn với đầu ra cho sinh viên. Tạo điều kiện cho sinh viên được thực hành thực tế, để trang bị các kiến thức, kỹ năng cần thiết theo yêu cầu của thị trường việc làm.
Thông tin tuyển sinh Học viện Âm nhạc Huế 2023
Học phí dự kiến năm 2023 mới nhất
Với chính sách đổi mới nhằm thúc đẩy chương trình đào tạo ngày càng chuyên nghiệp hơn. Học phí của trường cũng phần nào được thay đổi, cụ thể:
- Bậc Đại học: 12.000.000 vnđ/năm.
- Bậc Trung cấp: 9.500.000 vnđ/năm.
Mức học phí dự kiến năm học 2023 – 2024 sẽ tăng 500.000 đến 1.000.000 VND/học kỳ so với năm học trước đó.
Đây là mức học phí được coi là hợp lý so với thu nhập của người dân Việt Nam. Đảm bảo cho sinh viên có thể tiếp cận chương trình học tập chất lượng và phù hợp khả năng tài chính. Ngoài ra, sinh viên Học viện Âm nhạc Huế còn được hưởng các chính sách khác theo quy định của Nhà nước về học bổng, học phí, trợ cấp xã hội, bảo hiểm, tín dụng đào tạo và các chế độ khác có liên quan đến học sinh, sinh viên.
Học bổng cho tân sinh viên Học viện Âm nhạc Huế
Với mục tiêu phát triển Học viện Âm nhạc Huế hội nhập với các trường đại học hàng đầu nước ta. Để thu hút học sinh theo học, nhà trường đã có các chính sách học bổng đa dạng. Đồng thời có các chính sách hỗ trợ cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, sinh viên học khá giỏi, vượt khó trong học tập. Học viện luôn có chính sách hỗ trợ tài chính và học bổng. Đây là chính sách được ban lãnh đạo nhà trường duy trì hàng năm. Đã phần nào khích lệ sinh viên trên con đường học tập hướng đến tương lai.
Hoạt động của sinh viên Học viện Âm nhạc Huế
Học viện Âm nhạc Huế không chỉ tập trung vào giờ học trên lớp mà còn tổ chức nhiều hoạt động phong trào, thể thao để tạo môi trường giao lưu và học hỏi cho sinh viên. Đoàn Thanh niên – Hội sinh viên, CLB, đội nhóm luôn nỗ lực trong việc đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên và tạo ra sân chơi bổ ích để sinh viên giải trí sau những giờ học căng thẳng.
Bên cạnh đó, CLB còn tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, bổ ích như học nhóm, buổi thảo luận chuyên đề giúp các thành viên trao đổi, bàn luận về việc học tập các môn với nhau để làm tăng tính hiệu quả của việc học. Đồng thời, CLB cũng tổ chức các hoạt động vì lợi ích cộng đồng và cho sinh viên trong nhà trường.
Tham gia vào câu lạc bộ tại trường, sinh viên có cơ hội trải nghiệm, rèn luyện kỹ năng mềm và xây dựng các mối quan hệ trong quá trình tham gia các hoạt động bổ ích. Thông qua các câu lạc bộ, học viện đã đem lại những kiến thức, kĩ năng và trải nghiệm bổ ích cho sinh viên.
Lời kết
Học viện Âm nhạc Huế là ngôi trường đáng để theo học. Nhà trường luôn chú trọng đầu tư cơ sở vật chất để nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập của sinh viên. Nhà trường là điểm đến uy tín và chất lượng cho sinh viên miền Bắc Trung Bộ
Nếu bạn là người có niềm đam mê với âm nhạc, có mong ước sẽ trở thành một ca sĩ, giảng viên âm nhạc. Thì có thể xem xét lựa chọn Học viện Âm nhạc Huế để là bước khởi đầu cho bản thân. Trường là một sự lựa chọn tuyệt vời với những ai đam mê âm nhạc và muốn đi theo âm nhạc một cách bài bản và có chuyên nghiệp. Hy vọng bài viết chi tiết từ Edureview về Học viện Âm nhạc Huế sẽ cung cấp cho bạn những thông tin giá trị!
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Học viện Âm nhạc Huế của Huongnghiepcdm nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.
Nguồn: https://edureview.vn/review/hoc-vien-am-nhac-hue