• Cẩm Nang
  • Giải Ngố
  • Kinh Nghiệm
  • Thị Trường
  • Toplist

Hướng Nghiệp CDM

Home » Học không giỏi có nên đi du học?

Học không giỏi có nên đi du học?

Tháng 8 7, 2024 Tháng 8 7, 2024 admin

share image

Bạn đang có ước mơ đi du học nhưng học không giỏi? Sự thật là, học lực không phải yếu tố duy nhất quyết định xem có nên đi du học hay không. Tin tốt là bạn hoàn toàn có thể đi du học khi có kết quả học tập không mấy xuất sắc. Và những gì bạn cần làm là cân nhắc thật kỹ lưỡng những yếu tố được đề cập trong bài viết này trước khi đưa ra quyết định du học. Hãy bắt đầu cùng Huongnghiepcdm.edu.vn nhé!

 

Bạn có đủ 3 điều kiện tối thiểu này không?

Sau khi các quốc gia và vùng lãnh thổ dần nới lỏng các quy định xuất nhập cảnh hậu đại dịch COVID-19, nhiều nước đã điều chỉnh chính sách du học nhằm thu hút sinh viên quốc tế. Mỗi nước có hệ thống giáo dục khác nhau và mỗi trường học ở các cấp có những yêu cầu xét tuyển khác nhau đối với du học sinh. Và dĩ nhiên, không phải ngôi trường nào cũng yêu cầu quá cao về học lực của du học sinh nên không nhất thiết bạn phải có học lực loại giỏi, xuất sắc.

 

Muốn đi du học, bạn phải đáp ứng tối thiểu 3 điều kiện sau: học lực, khả năng ngôn ngữ, và khả năng tài chính.

 

1. Học lực

Trong hầu hết trường hợp, điểm sàn xét tuyển là 6.0-6.5 trên thang 10, học lực trung bình khá (tương đương GPA 2.5) và điểm càng cao thì cơ hội săn được học bổng cũng như lựa chọn được trường tốt càng nhiều. Bạn có thể tham khảo bài viết về cách quy đổi thang điểm 10 của Việt Nam sang thang điểm GPA theo hệ thống giáo dục Mỹ và Châu Âu tại đây.
 
Đừng quá lo lắng nếu kết quả học tập của bạn không mấy ưu tú. Học không giỏi không chỉ đơn giản là vấn đề của tài năng, mà còn liên quan đến môi trường học tập, phương pháp học, động lực và ý chí của bản thân. Trước khi đưa ra quyết định cuối cùng, hãy thử áp dụng những biện pháp cải thiện học lực ngay từ bây giờ. 

 

2. Khả năng ngôn ngữ

Giao tiếp hiệu quả là một trong những kỹ năng quan trọng nhất khi đi du học. Bạn cần có khả năng nghe và hiểu tiếng Anh (hoặc ngôn ngữ địa phương) để hiểu bài và tương tác với giảng viên và sinh viên trong lớp. Bậc cao đẳng và đại học thông thường yêu cầu IELTS từ 5.5-6.5 (không kỹ năng nào dưới 5).  
 
Hơn nữa, khả năng giao tiếp xã hội là một yếu tố quan trọng để kết bạn và tạo mối quan hệ. Hãy rèn luyện kỹ năng ngôn ngữ và thực hành giao tiếp từ trước để tự tin và linh hoạt trong việc kết nối với mọi người xung quanh.

 

Xem Thêm:   Review Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh (SKDAHCM) có tốt không?

3. Khả năng tài chính

Quy trình xin visa có thể yêu cầu bạn chứng minh khả năng chi trả tiền học và phí sinh hoạt bằng tài sản tích lũy và thu nhập hợp pháp hàng tháng. Tùy thuộc vào quốc gia và bậc học, yêu cầu này có thể khác nhau. Chẳng hạn, để nhận được giấy phép cư trú 1 năm tại Phần Lan, bạn phải có khoảng 6720 EUR (khoảng 180 triệu đồng) trong tài khoản ngân hàng.
 
Đừng quên, nếu bạn có thành tích học tập và tiếng Anh xuất sắc, sẽ luôn có những suất học bổng giá trị để giảm bớt áp lực tài chính.

 

Và bạn có ít nhất 3/5 kỹ năng mềm này chứ?

Khi đi du học, không chỉ cần những kiến thức chuyên môn mà còn cần những kỹ năng mềm để vượt qua mọi thách thức và đạt được sự thành công. Dưới đây là những kỹ năng mềm quan trọng mà bạn nên trang bị trước khi bắt đầu hành trình du học.

 

1. Kỹ năng thích nghi với môi trường mới

Đến một quốc gia mới, ngôn ngữ, văn hóa, môi trường và phong cách sống có thể khác hoàn toàn so với quê hương của bạn. Điều đó đòi hỏi bạn phải sẵn sàng thay đổi và mở lòng đón nhận những khác biệt này. Sẽ có những thời điểm bạn gặp khó khăn và cảm thấy lạc lõng, nhưng hãy nhớ rằng thích ứng là một quá trình và bạn sẽ ngày càng trở nên tự tin và thoải mái hơn trong môi trường mới.

 

2. Kỹ năng tự lập tốt

Đây một yếu tố vô cùng quan trọng khi đi du học. Tự lập là một kỹ năng giúp bạn tự tin và độc lập trong việc đối mặt với cuộc sống xa nhà, cũng như tự quản lý và phát triển bản thân.
 
Bạn sẽ phải tự lo lắng cho cuộc sống hằng ngày, từ những việc nhỏ như nấu ăn, dọn dẹp, giặt giũ, đến những quyết định lớn hơn như chọn chỗ ở, làm các thủ tục giấy tờ cần thiết và quản lý tài chính cá nhân.

 

3. Kỹ năng quản lý thời gian

Du học đòi hỏi bạn phải quản lý thời gian một cách hiệu quả để cân bằng giữa việc học, sinh hoạt hằng ngày, làm việc và thưởng thức cuộc sống. Hãy xác định ưu tiên, lập kế hoạch và sử dụng các công cụ quản lý thời gian như lịch biểu và bảng ghi chú để đảm bảo bạn hoàn thành  công việc một cách đúng hẹn và hiệu quả.

 

Xem Thêm:   Review Trường Đại học Thành Đông có tốt không?

4. Kỹ năng làm việc nhóm

Hầu hết các dự án trong mỗi buổi học đều đòi hỏi bạn làm việc nhóm. Hãy rèn luyện kỹ năng lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác, đóng góp xây dựng và chia sẻ thông tin một cách hiệu quả. Tìm cách trở thành một thành viên đáng tin cậy và cống hiến trong nhóm. Một nhóm hòa hợp giúp bạn tạo ra mối quan hệ xã hội rộng. Chính những bạn học cùng nhóm ấy có thể là đối tác hoặc đồng nghiệp của bạn sau này.
 

 

5. Kỹ năng tự học

Khi đi du học, bạn sẽ được tiếp xúc với nhiều phong cách giảng dạy và phương pháp học tập mới. Hầu hết giảng viên chỉ cung cấp kiến thức nền nhằm khuyến khích bạn tư duy sáng tạo và chủ động trong việc nghiên cứu và giải quyết vấn đề, việc của bạn là tìm cách ứng dụng, thực hành và nâng cao các kiến thức đó. Với kỹ năng tự học, bạn có thể dễ dàng tìm kiếm và sử dụng các nguồn học liệu phong phú từ thư viện, Internet và các nguồn tài liệu khác. Kỹ năng tự học giúp bạn nắm bắt kiến thức nhanh chóng và linh hoạt theo các phương pháp phù hợp với mình.

 

Nếu bạn đã “say yes” với 2 câu hỏi trên, hãy đọc tiếp phần này

Đi du học là một quyết định đầy thú vị và có thể thay đổi cuộc đời của bạn. Ngoài việc học hỏi kiến thức chuyên môn, du học còn mang đến một loạt lợi ích tuyệt vời. Dưới đây là những lợi ích quan trọng mà bạn có thể thu được từ trải nghiệm du học.

 

1. Trải nghiệm đa dạng văn hóa 

Một trong những lợi ích chính của du học là khám phá và trải nghiệm các nền văn hóa khác nhau. Bằng việc sống và học tập trong môi trường đa văn hóa, tương tác với mọi người từ nhiều quốc gia khác nhau, bạn có cơ hội mở rộng tầm nhìn, quan điểm, đồng thời mở rộng kiến thức và mở lòng đón nhận sự khác biệt và học hỏi từ trải nghiệm thực tế. 

 

2. Chất lượng giáo dục hàng đầu

Đi du học cho phép bạn tiếp cận với các trường đại học hàng đầu trên thế giới. Bạn sẽ học trong một môi trường học tập đa quốc gia với chất lượng giáo dục tiên tiến nhất. Đồng thời, môi trường học tập sôi động và tương tác với các sinh viên và giảng viên xuất sắc sẽ thúc đẩy sự phát triển cá nhân và chuyên môn của bạn.

Xem Thêm:   GMAT là gì? Mọi điều bạn cần biết về bài thi GMAT

 

3. Phát triển kỹ năng xã hội và giao tiếp

Du học không chỉ là việc học tập mà còn là một cơ hội để phát triển kỹ năng xã hội và giao tiếp. Sống trong một môi trường đa văn hóa, bạn sẽ rèn luyện được khả năng thích ứng, linh hoạt và sẽ trở thành người tự tin hơn trong giao tiếp. Điều này không chỉ giúp bạn mở rộng mạng lưới quan hệ xã hội mà còn tạo ra những cơ hội kinh doanh và hợp tác quốc tế trong tương lai.

 

4. Cơ hội nghề nghiệp rộng mở

Du học không chỉ tạo ra một mạng lưới quan hệ xã hội rộng mà còn mở ra cơ hội nghề nghiệp. Khi bạn du học, bạn sẽ có cơ hội xây dựng mạng lưới quan hệ chuyên môn trong các lĩnh vực mình quan tâm. Các mối quan hệ này có thể mở ra cánh cửa cho việc tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp. Ngoài ra, việc nhận được bằng cấp có giá trị toàn cầu, được công nhận rộng rãi sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm việc làm và phát triển sự nghiệp trên thị trường lao động quốc tế.

 

5. Cơ hội vàng để trưởng thành và phát triển bản thân

Cuối cùng, đi du học giúp bạn phát triển bản thân tối đa. Bạn sẽ học cách tự vượt qua những rào cản và thử thách, trở nên linh hoạt, tự tin và đáng tin cậy hơn. Trải nghiệm du học sẽ giúp bạn trưởng thành và có được những bài học quý báu trong cuộc sống.

 

Tạm kết 

Hy vọng bài viết đã mang đến các thông tin cần thiết và bổ ích nhất dành cho bạn. Sau khi đã xem xét những điều trên, dù bạn có học lực chưa tốt thế nào, bạn cũng sẽ có câu trả lời riêng cho mình về vấn đề “Học không giỏi có nên đi du học không?”. Và nếu câu trả lời của bạn là 1 chữ “CÓ” to bự, ​​hãy liên hệ ngay với các chuyên gia du học IDP giàu kinh nghiệm luôn sẵn sàng hỗ trợ và tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Bài viết liên quan

Review Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật số 1 Nghệ An có tốt không?
Review Trường Cao đẳng Y tế Yên Bái có tốt không?
Review Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh (QUI) có tốt không?

Chuyên mục: Giải Ngố

Previous Post: « Ngành actuarial science: Học gì, học ở đâu, và cơ hội nghề nghiệp
Next Post: Học Ngôn ngữ Anh ra trường làm gì? »

Primary Sidebar

Bài Viết Mới

  • Tỷ lệ nhấp (CTR) là gì? Cách để tăng CTR trong AdWords và SEO
  • TVC là gì? Tầm ảnh hưởng và các yếu tố tạo nên một TVC thành công
  • Tuyển tập bài test và bộ câu hỏi phỏng vấn IT thường gặp
  • Tuyển tập bài test cho nhân viên chăm sóc khách hàng mới nhất
  • Tự học là gì? Cải thiện kỹ năng tự học hiệu quả cho người đi làm

Footer

Giới Thiệu Hướng Nghiệp CDM

Danh mục

  • Cẩm Nang
  • Giải Ngố
  • Kinh Nghiệm
  • Thị Trường
  • Tổng Hợp

Quảng Cáo

Bản quyền © 2025 · Liên Hệ Mua Guest Post 0869377629 Luck8