Scott Young đã thử thách chính mình và người bạn đồng hành, Vat, phải học được 4 ngôn ngữ mới trong vòng một năm. Cứ ba tháng, họ lại di chuyển đến một đất nước để được đắm mình trong ngôn ngữ bản địa. “Luật lệ” duy nhất mà họ đưa ra là không được sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ (tiếng Anh) trong suốt thời gian ấy. Một câu chuyện tràn trề cảm hứng, nhất là đối với những bạn đang chăm chỉ học ngoại ngữ!
>> Xê dịch để học tiếng nước ngoài
>> Lợi ích của việc thành thạo hai ngoại ngữ (trở lên)
KHÔNG NÓI TIẾNG BẢN ĐỊA, NHƯNG CŨNG CÓ NGOẠI LỆ
Đối với hai người bạn, đây không phải là lần đầu tiên họ học ngoại ngữ. Trước đó, họ đã từng học tiếng Pháp và thậm chí là đã sống ở Pháp trong một thời gian. Tuy nhiên, đây chính là lần đầu tiên họ học ngoại ngữ mà không sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ là tiếng Anh. Vậy họ đã làm thế nào để có thể “sống sót” khi sống ở các nước Tây Ban Nha, Brazil, Trung Quốc, Đài Loan và Hàn Quốc? Họ dùng tiếng Pháp, và trong một số trường hợp bất khả kháng thì họ buộc phải dùng tiếng Anh (khi trò chuyện với gia đình hay trong những tình huống khẩn cấp). Vì quy định này, đôi khi họ rơi vào những tình huống hy hữu.
Ở Tây Ban Nha, họ hay trò chuyện với một người bạn tên là Benny, sống ở Valencia. Benny nói lưu loát tiếng Tây Ban Nha, nhưng vợ của anh ta thì không. Vì thế, cứ hễ bốn người tụ tập lại với nhau, Benny đành phải dịch mọi thứ ra tiếng Anh cho Vat và Scott.
>> Có nên du học ở nơi tiếng Anh không phải là ngôn ngữ bản địa?
>> Xoay sở ở một đất nước mà bạn không biết ngôn ngữ bản địa
KHI HỌC NGOẠI NGỮ TRỞ THÀNH KỸ NĂNG ĐỂ TỒN TẠI
Trước khi đến Brazil, Scott chỉ “dắt túi” 4 giờ học tiếng Bồ Đào Nha và chỉ biết một vài câu xã giao cơ bản, trong khi đó, Vat thì hoàn toàn “mù tịt”.
Sau đó, việc học tiếng bản địa trở nên cấp bách khi căn hộ mà họ đặt trước không được như mong muốn. Cả hai đã phải hủy thuê căn hộ đó, rơi vào tình trạng vô gia cư và bắt đầu hành trình tìm nhà ở một nơi mà không một ai nói tiếng Anh hay tiếng Tây Ban Nha. Học ngoại ngữ khi đó không còn là một thú tiêu khiển mà trở thành kĩ năng cần thiết để… sinh tồn.
Sau nhiều ngày bị từ chối, họ cuối cùng cũng tìm được một căn hộ đang trong tình trạng được rao bán. Cũng “nhờ” vậy mà cả hai đã được sống một trải nghiệm độc đáo, được chứng kiến các chuyên viên, luật sư, người mua kẻ bán vào ra căn-hộ-hai-tháng-đã-trả-tiền-trước của mình.
>> Học ngoại ngữ có giúp bạn thông minh hơn?
LUYỆN NGOẠI NGỮ BẰNG NHỮNG HOẠT ĐỘNG KHÁC
Không chỉ chăm chăm ngồi vào bàn học, cả hai đều thống nhất tạo ra thật nhiều trải nghiệm thực tế để thực hành. Khi ở Bồ Đào Nha, chỉ trong một tháng họ đã có thể sống một cuộc sống bình thường. Họ tranh thủ rèn luyện khả năng tiếng của mình bằng việc học lướt sóng, tới lui các quán bar samba.
Vat thậm chí còn dành toàn thời gian xây dựng portfolio của mình cho trường kiến trúc trong suốt thời gian đi nghỉ.
ĐỂ HỌC TỐT, PHẢI XÂY MỘT CÁI NỀN VỮNG CHÃI
Khi đến Trung Quốc và Đài Loan, cả hai người bạn nhận ra là việc học tiếng Trung Quốc không hề giống như học tiếng Tây Ban Nha hay Bồ Đào Nha. Điều này đồng nghĩa với việc họ phải áp dụng những phương pháp học tập khác.
Họ đã dành thật nhiều thời gian để học cách phát âm và ngữ pháp tiếng Trung.
>> Lựa chọn ngoại ngữ thứ hai khi đi du học
>> Bí quyết học giỏi ngoại ngữ khi du học Anh
ĐỪNG ĐỂ SỰ KHÓ KHĂN CỦA NGƯỜI KHÁC ẢNH HƯỞNG TỚI QUYẾT TÂM CỦA BẠN
Khi đến Hàn Quốc, Scott và Vat đã gặp những người bạn nước ngoài tuy sống tại Hàn Quốc cả một thập kỉ nhưng lại không thể giao tiếp. Lí do chính là vì họ luôn nghĩ rằng việc học tiếng Hàn là điều không thể và cũng không hề cố gắng để thử sức mình.
Với cá nhân Vat và Scott, vì đây là đất nước cuối cùng trong cả một hành trình dài nên cả hai cũng gặp nhiều khó khăn hơn so với những ngoại ngữ trước đó. Họ thậm chí đã phá lệ một số lần để sử dụng tiếng Anh, nhưng sau cùng thì cả hai vẫn có thể nói được tiếng Hàn trong vòng ba tháng.
Bài học mà họ rút ra là, nếu xoay quanh bạn toàn những người ngại học ngoại ngữ và luôn nghĩ rằng việc đó là bất khả thi thì khả năng thành công của bạn cũng thấp hơn.
NÓI ĐƯỢC MỘT NGÔN NGỮ LÀ CHƯA ĐỦ
Với Vat và Scott, việc đi du lịch chỉ đơn thuần là một chuyến khám phá và sau đó, cả hai đều quyết định quay lại cuộc sống đời thường mà họ sẵn có trước chuyến đi. Sau khi trở về, Vat đã quay lại trường để học kiến trúc và Scott quay lại với nghiệp viết lách của mình ở Canada.
Họ thống nhất với nhau rằng mục tiêu học ngoại ngữ của họ không chỉ đơn giản là để cho biết, mà chính là sự thành thạo.
Scott đã tiếp tục dành thời gian cho việc thực hành hội thoại với từng ngoại ngữ mà anh đã được học. Ngoài ra, anh cũng tập trung vào học thuộc 2500 ký tự tiếng Trung Quốc và bắt đầu đọc sách, báo bằng ngôn ngữ này. Anh chàng thậm chí còn đi du lịch đến Mexio trong 2 tuần để phát triển khả năng tiếng Tây Ban Nha của mình.
MỘT SỐ BÍ QUYẾT TỪ SCOTT
– Áp dụng luật “không nói tiếng bản địa” với bạn cùng nhà/bạn chia cùng căn hộ. Hầu hết việc học đều được xây dựng trên cơ sở chuyện trò lẫn nhau, vì thế, bạn hãy thử áp dụng phương án này để cùng có thể phát triển một ngôn ngữ mà cả hai đang có quyết tâm chinh phục.
– Dành một tháng để sống ở một quốc gia nào đó. Ba tháng (trong trường hợp của Scott và Vat) là một con số hoàn toàn trừu tượng. Một tháng, hay thậm chí là hai tuần, cũng có thể “tăng tốc” việc học ngoại ngữ của bạn lên rất nhiều.
Cùng xem thành quả của Scott và Vat – 4 ngoại ngữ trong 1 năm vừa qua nhé
>> Chọn trường du học
Nguồn: Fluentin3months (Hotcourses Lược dịch)