Bạn sẽ học gì trong ngành Nhân văn? Cùng HCVN tìm hiểu về ngành học này nhé.
Khái quát ngành Nhân văn
Ngành Nhân văn sẽ cung cấp cho bạn kiến thức về mọi thứ liên quan đến loài người như nguồn gốc hình thành và quá trình phát triển của nhân loại, ngôn ngữ, văn hóa,… Nhân văn được chia ra thành nhiều chuyên ngành thuộc những lĩnh vực như Văn chương, Triết học, Nghệ thuật, Tôn giáo,… Mỗi chuyên ngành có cách nhìn về cuộc sống khác nhau mà thông qua đó chúng ta có thể hiểu rõ hơn về con người ở từng thời điểm cụ thể.
Tại sao nên học Nhân văn?
Trong phạm vi hạn chế của bài viết, thật sự rất khó để có thể đưa ra câu trả lời đầy đủ về những lí do chúng ta nên học ngành này. Mỗi chuyên ngành trong Nhân văn có các mục đích khác nhau nên đều có các nguyên nhân khác nhau. Nhìn chung, bạn nên học ngành Nhân văn để có một cái nhìn thấu đáo hơn về vai trò của loài người trong thế giới này, và để trả lời câu hỏi con người đến từ đâu và sẽ đi về đâu. Ngành Nhân văn còn giúp bạn hiểu rõ hơn về các nhóm người đặc trưng trong xã hội mà có thể bạn chưa bao giờ có dịp gặp và tiếp xúc.
Ngành Nhân văn phù hợp với ai?
Nếu bạn là người luôn tự hỏi những câu trừu tượng như “Ý nghĩa cuộc sống là gì?”; “Điều gì làm nên một người xấu?” hoặc “Nghệ thuật đích thực là gì?” thì ngành Nhân văn đích thị là dành cho bạn vì bản chất của ngành là cố gắng lý giải và đào sâu những vấn đề mang tính triết lí như vậy. Các bạn có thể chia sẻ góc nhìn của mình về các vấn đề trên một cách cởi mở mà không sợ bị bất kì ai phán xét vì trong ngành Nhân văn không có khái niệm đúng và sai. Bạn cũng sẽ có cơ hội gặp gỡ những người có chung mối quan tâm để cùng bàn luận các vấn đề trên ở một cấp độ cao hơn.
Ngoài ra, bạn sẽ thường được yêu cầu đọc những tài liệu dày cộm để phục vụ cho việc học nên bạn buộc phải tự luyện kĩ năng tìm kiếm và chọn lọc thông tin một cách nhanh chóng. Những kĩ năng này không chỉ giúp giúp bạn trong việc học mà còn rất cần thiết cho công việc của bạn sau này.
Yêu cầu quan trọng nhất đối với sinh viên học ngành Nhân văn là phải luôn đưa ra các quan điểm tranh luận mang tính xây dựng và phải nhìn nhận mọi vấn đề bằng nhiều góc độ khác nhau. Bạn phải chấp hành điều trên trong suốt khóa học vì điều này sẽ giúp bạn trở thành một người tranh luận văn minh và được mọi người tôn trọng.
Yêu cầu nhập học ngành Nhân văn?
Điều này phụ thuộc khá nhiều vào từng khóa học cụ thể.
Ngành Nhân văn đòi hỏi người học phải đưa ra quan điểm một cách cởi mở về các vấn đề thời đại nên bạn có thể sẽ được yêu cầu làm một bài luận nêu lên lí do tại sao bạn hoàn toàn phù hợp để học ngành này để ban tuyển sinh kiểm tra tư duy của bạn.
Bạn nên thường xuyên kiểm tra điều kiện nhập học cho một khóa học cụ thể ở trường đại học bạn chọn.
Những khóa học nào bạn có thể chọn?
-
Khảo cổ học
-
Nghiên cứu Nhân học cổ
-
Nghiên cứu văn hóa
-
Ngôn ngữ Anh
-
Nghiên cứu đại cương
-
Lịch sử
-
Ngôn ngữ học
-
Văn chương
-
Nghiên cứu bảo tàng
-
Triết học
-
Nghiên cứu vùng miền
Bạn có thể làm gì với bằng Nhân văn?
Vì có nhiều phân ngành nhỏ trong Nhân văn nên có rất nhiều hướng đi cho bạn chọn sau khi tốt nghiệp:
-
Nhà sử học
-
Nhà khảo cổ học
-
Nhà Nhân văn
-
Nhà tổ chức sự kiện nghệ thuật
-
Diễn giả
-
Giảng viên
-
Nhà nghiên cứu
-
Chuyên viên nhân sự
Ngoài các công việc kể trên thì với những kĩ năng bạn học được từ ngành Nhân văn, bạn hoàn toàn có thể làm những việc khác liên quan đến chính trị, quảng cáo và báo chí.
>> Tìm hiểu thêm về du học ngành Nhân học