Đại học Dầu Khí là một trường đại học chuyên ngành tại Việt Nam, với thế mạnh thương hiệu về đào tạo nhóm ngành dầu khí, năng lượng. PVU thực hiện sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, gắn kết đào tạo với nghiên cứu khoa học và thực tiễn sản xuất kinh doanh nhằm góp phần đảm bảo sự phát triển bền vững của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và của đất nước, thực hiện trách nhiệm xã hội và phục vụ cộng đồng. Hãy cùng Edureview tìm hiểu về ngôi trường này qua bài viết sau đây nhé!
Tổng quan về Đại học Dầu Khí Việt Nam
Giới thiệu chung
- Tên trường: Đại học Dầu khí Việt Nam
- Tên tiếng Anh: PetroVietnam University (PVU)
- Mã trường: PVU
- Loại trường: Công lập
- Hệ đào tạo: Đại học – Sau đại học – Bồi dưỡng nâng cao – Liên kết quốc tế
- Địa chỉ: 762 Cách mạng tháng tám, P. Long Toàn, Tp. Bà Rịa, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
- SĐT: (254)3.738879 – (254)3.738877 – (254)3.721979
- Website: http://www.pvu.edu.vn/
- Facebook: www.facebook.com/PVU.PVN/
Lịch sử phát triển
Ngày 25/11/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 2157/QĐ-TTg thành lập Trường Đại học Dầu khí Việt Nam. Theo quyết định này, Trường ĐHDKVN là trường đại học công lập đặc biệt, do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Tập đoàn, PVN) làm chủ đầu tư, không nhận hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.
Mục tiêu phát triển
Trường có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, gắn kết đào tạo với nghiên cứu khoa học và sản xuất kinh doanh, góp phần đảm bảo sự phát triển bền vững của Ngành Dầu khí Việt Nam. PVU là trường đại học định hướng nghề nghiệp-ứng dụng, phấn đấu trở thành một trong những Trường đại học đào tạo chuyên ngành dầu khí có uy tín của khu vực Đông Nam Á và Châu Á vào năm 2035.
Cơ sở vật chất tại PVU
Cơ sở vật chất của trường Đại học Dầu khí Việt Nam khi mới thành lập còn khá đơn sơ. Sau khi chuyển về Bà Rịa – Vũng Tàu hệ thống cơ sở vật chất của trường đã được xây dựng khang trang hơn. Cụ thể:
Khu hành chính văn phòng được bố trí tại các tầng 7, 8, 9 của tòa nhà 9 tầng mới được đưa vào sử dụng. Khu hành chính văn phòng bao gồm 15 phòng với tổng diện tích khoảng 2000m². Các phòng làm việc đều được trang bị đầy đủ phương tiện thiết bị hiện đại, đáp ứng ở mức cao nhu cầu làm việc và quản lý công việc hiệu quả.
Khu giảng đường bao gồm hơn 20 phòng học tại tầng 3, 4, 5 và 6 của tòa nhà 9 tầng mới được xây dựng với tổng diện tích hơn 2000m². Các phòng học đều được trang bị hiện đại, đồng bộ với các thiết bị âm thanh, máy chiếu … để phục vụ tốt các hoạt động dạy và học của cán bộ giảng dạy và sinh viên Trường.
Phòng thí nghiệm (PTN) được bố trí chủ yếu tại tầng 1, 2 và một phần tầng 3 với hơn 20 PTN, bao gồm các PTN đại cương, các PTN kỹ thuật cơ sở và các PTN chuyên ngành.
Hiện tại PVU đang vận hành 4 phòng máy tính bao gồm Phòng máy tính phục vụ thực hành và thi trắc nghiệm với quy mô 70 máy, 2 Phòng E-Learning mỗi phòng 40 máy, Phòng máy tính Trung tâm mô hình hóa mỏ PVU – Schlumberger và Phòng máy tính trung tâm đào tạo tự động hóa và điều khiển quá trình PVU – Honeywell.
Thư viện có tổng diện tích 160 m2, được trang bị bàn ghế chuyên dụng để phục vụ nhu cầu đọc tài liệu tại chỗ cùng lúc cho khoảng 60 bạn đọc. Bên cạnh đó, Thư viện còn trang bị máy tính có nối mạng internet, máy scan, máy photocopy để hỗ trợ cho bạn đọc tra cứu, sử dụng tài liệu thuận lợi.
Khu KTX được bố trí tại tòa nhà 4 tầng, bao gồm 48 phòng ở, 2 phòng sinh hoạt chung, các khu vực canteen, phòng thể thao…KTX của PVU đáp ứng 100% nhu cầu ở của sinh viên.
Ngoài ra, PVU và PVMTC (Trường Cao đẳng Dầu khí) sử dụng chung các sân tập và khu thể thao với tổng diện tích là 4000 m² như sân bóng chuyền, sân bóng đá….
Chương trình đào tạo và cơ hội việc làm
Đội ngũ giảng viên tại Đại học Dầu khí Việt Nam
Đội ngũ giảng viên của Trường đa phần tốt nghiệp sau đại học từ các nước phát triển như Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Hàn Quốc … và áp dụng các phương pháp giảng dạy tiên tiến trong các hoạt động dạy và học. Giảng viên tại PVU đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, trong đó hơn 50% có trình độ PGS và TS chiếm tỉ lệ 5 SV/GV. Tỷ lệ “vàng” duy nhất trong hệ thống giáo dục Việt Nam.
Trường Đại học Dầu khí Việt Nam hiện có 68 cán bộ – công nhân viên, trong đó đội ngũ cán bộ giảng dạy bao gồm 02 Phó giáo sư – Tiến sĩ, 20 Tiến sĩ và 19 Thạc sĩ.
Các giảng viên công tác tại trường đều là những người đam mê, nhiệt huyết với nghề giáo cùng với trình độ chuyên môn cao, họ đều được đào tạo tại các các Trường Đại học uy tín trong và ngoài nước. Phần lớn đều có khả năng giảng dạy bằng Tiếng anh.
Bên cạnh đó các giảng viên còn được đào tạo thực tế tại các đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, được cử đi đào tạo ngắn hạn thực tế tại các trường đại học hàng đầu của Mỹ về dầu khí trong thời gian từ 03-06 tháng để bồi dưỡng nâng cao chuyên môn và kỹ năng giảng dạy bằng tiếng Anh các môn học được phân công.
Trường cũng thường xuyên mời các chuyên gia Ngành Dầu khí và các giảng viên có uy tín từ các trường đại học trong nước và ngoài nước để giảng dạy và nói chuyện chuyên đề cho sinh viên.
Cấu trúc chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo đại học của Trường Đại học Dầu khí Việt Nam PVU theo hướng tiên tiến, chất lượng cao, phù hợp với thực tế sản xuất kinh doanh của Ngành Dầu khí và đặc biệt tất cả các chương trình đào tạo đã đạt chuẩn kiểm định chất lượng của ABET, Hoa Kỳ.
1. Các loại hình đào tạo:
- Đào tạo bậc đại học và sau đại học.
- Đào tạo bồi dưỡng nâng cao.
2. Các chương trình đào tạo:
- Chương trình đào tạo theo hướng tiên tiến, chất lượng cao, theo hướng ứng dụng và đã đạt chuẩn kiểm dịnh chất lượng của ABET, Hoa Kỳ.
- Các chương trình liên kết đào tạo với Học viện Mỏ và Công nghệ New Mexico (NMT), Hoa Kỳ.
3. Loại hình bằng cấp:
- Bằng của Trường Đại học Dầu khí Việt Nam cấp
- Bằng của Trường đối tác nước ngoài cấp
Hợp tác Quốc tế
Hoạt động hợp tác với các đối tác nước ngoài bao gồm xây dựng chương trình liên kết đào tạo; trao đổi giảng viên, sinh viên; phát triển chương trình đào tạo; hợp tác đào tạo chuyên sâu ngắn hạn; tiếp nhận tài trợ phần mềm, tài trợ học bổng, tài trợ thực tập; hợp tác nghiên cứu phát triển công nghệ và chuyển giao công nghệ…góp phần nâng cao vị thế, uy tín, năng lực giảng dạy, chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học của Trường.
Cơ hội việc làm sau khi ra trường của sinh viên PVU
Nhà trường thường tổ chức các buổi hội thảo, các Technical talk với các chuyên gia, kỹ sư hàng đầu trong ngành Dầu khí để tạo điều kiện cho sinh viên giao lưu, định hướng nghề nghiệp. Ngoài ra, ngày hội “Company Day” được tổ chức hằng năm nhằm giúp sinh viên được tiếp xúc trực tiếp với các nhà tuyển dụng trong và ngoài ngành Dầu khí.
Thông tin tuyển sinh Đại học Dầu khí Việt Nam 2023
Phương thức xét tuyển
Phương thức 1: Xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT 2022: 80 chỉ tiêu đại học chính quy và 30 chỉ tiêu đại học liên kết Mỹ.
Phương thức 2: Xét tuyển thẳng:
- Đối với hệ chính quy: 05 chỉ tiêu theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT.
- Đối với hệ liên kết: Tuyển thẳng sinh viên các trường đại học và sinh viên đang theo học hệ chính quy của PVU có nguyện vọng học hệ liên kết Mỹ của PVU.
Phương thức 3: Xét tuyển theo kết quả Đánh giá năng lực của ĐHQG HCM, ĐHQG HN và ĐHBKHN:
- Đối với hệ chính quy: 20 chỉ tiêu (chung cho cả 03 ngành, phân ngành sau năm thứ nhất và nguyện vọng sinh viên).
- Đối với hệ liên kết: 05 chỉ tiêu/ngành (chung cho cả phương thức xét tuyển
dựa trên kết quả học tập THPT).
Phương thức 4: Xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT: Chỉ áp dụng đối với tuyển sinh hệ liên kêt Mỹ (05 chỉ tiêu/ngành-chung cho cả phương thức xét tuyển dựa trên kết quả đáng giá năng lực).
Ngành đào tạo
Đào tạo đại học hệ chính quy: (4 năm)
- Ngành Kỹ thuật Địa chất: Địa chất-Địa Vật lý Dầu khí
- Ngành Kỹ thuật Dầu khí: Khoan-Khai thác
- Ngành Kỹ thuật Hóa dầu: Lọc-Hóa Dầu
Đào tạo đại học hệ liên kết với Học Viện Mỏ – Công nghệ New Mexico Tech, Hoa Kỳ : (2 năm học tại PVU – 3 năm học tại NMT, Hoa Kỳ)
- Ngành Kỹ thuật Địa chất
- Ngành Kỹ thuật Dầu khí
- Ngành Kỹ thuật Hóa dầu
- Khoa học trái đất/Địa chất Dầu khí
Đào tạo đại học văn bằng 2 (2 năm)
- Ngành Kỹ thuật Địa chất: Địa chất-Địa Vật lý Dầu khí
- Ngành Kỹ thuật Dầu khí: Khoan-Khai thác
- Ngành Kỹ thuật Hóa dầu: Lọc-Hóa Dầu
Đào tạo sau đại học (2 năm)
- Ngành Công trình biển.
- Ngành Kỹ thuật Địa chất (Địa chất – Địa vật lý dầu khí)
- Ngành Kỹ thuật Dầu khí (Khoan – Khai thác dầu khí)
- Ngành Kỹ thuật Hóa học (Lọc – hóa dầu)
Học phí
+ Đối với hệ chính quy: Học phí được tính theo tín chỉ. Học phí trung bình mỗi tháng học của chương trình chính quy đại trà được thực hiện theo Quy định về học phí của Chính phủ (nghị định 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021). Hiện tại, học phí trung bình tại PVU là 1.500.000 đồng/tháng cho năm học 2022-2023.
+ Đối với hệ liên kết:
- Chương trình Kỹ thuật Hóa học: Khoảng 79.000.000,00 đồng/sinh viên cho mỗi năm học tập tại PVU (đã bao gồm học phí học tiếng Anh dự bị) và khoảng 10.239 USD/sinh viên cho mỗi năm học tập tại NMT.
- Chương trình Khoa học Trái đất/chuyên ngành Địa chất Dầu khí: Khoảng 72.000.000,00 đồng/sinh viên cho mỗi năm học tập tại PVU (đã bao gồm học phí học tiếng Anh dự bị) và khoảng 10.278 USD/sinh viên cho mỗi năm học tập tại NMT.
- Chương trình Kỹ thuật Dầu khí: Khoảng 77.000.000,00 đồng/sinh viên cho mỗi năm học tập tại PVU (đã bao gồm học phí học tiếng Anh dự bị) và khoảng 9.660 USD/sinh viên cho mỗi năm học tập tại NMT.
Học bổng Đại học Dầu khí Việt Nam
PVU luôn có những chính sách khuyến khích sinh viên trong học tập cũng như hỗ trợ, giúp đỡ các sinh viên có hoàn cảnh khó khăn tiếp tục sự nghiệp chinh phục tri thức. Sinh viên sẽ có cơ hội tiếp cận với nhiều nguồn học bổng hỗ trợ và phát triển Sinh viên (được tài trợ từ các công ty dầu khí trong và ngoài nước) được xét và trao bằng học kỳ cho Sinh viên có những thành tích học tập tốt. Trong đó phải kể đến học bổng từ PVN, Quỹ Phát triển Sinh viên của các đơn vị trong ngành, Hiệp hội Kỹ sư dầu khí SPE…
Đặc biệt khi học tập tại PVU, sinh viên được miễn phí 100 giờ học tiếng Anh; được tài trợ kinh phí NCKH, cùng tham gia NCKH với giảng viên, chuyên gia trong và ngoài PVU; có cơ hội tham gia các Hội nghị khoa học trong và ngoài nước. Sinh viên được kiến tập, thực tập, thực tế sản xuất tại các đơn vị thành viên của PetroVietnam. Sinh viên được ở Ký túc xá miễn phí với trang thiết bị đảm bảo sinh hoạt và học tập
Hoạt động của sinh viên PVU
PVU xây dựng một chương trình thực hành và hoạt động ngoại khóa cho sinh viên từ khi bước vào ghế nhà trường cho đến khi tốt nghiệp. Hội nghị Khoa học sinh viên, cùng nhiều tọa đàm, chương trình bồi dưỡng ngắn hạn về kiến thức, kỹ năng cho sinh viên. Đây là những hoạt động rất thiết thực và ý nghĩa dành cho sinh viên vì người học có thể áp dụng kiến thức vào các vấn đề thực tiễn và chuẩn bị hành trang cho con đường sự nghiệp của mình.
Bên cạnh đó, Đại học Dầu khí mở ra rất nhiều các câu lạc bộ dành cho sinh viên, tạo điều kiện để sinh viên được trau dồi các kỹ năng, kiến thức, giúp thúc đẩy sự năng động và sáng tạo của sinh viên. Khi tham gia các câu lạc bộ, sinh viên còn được đào tạo thêm các kỹ năng mềm: kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, …Bên cạnh đó, PVU còn có rất nhiều các câu lạc bộ hoạt động rất sôi nổi, tích cực khác như: CLB Môi trường, CLB Tin học sinh viên, CLB tiếng Anh đại học,…
Lời kết
Sau 12 năm xây dựng và trưởng thành, Trường Đại học Dầu khí Việt Nam đã trở thành một địa chỉ tin cậy về đào tạo, nghiên cứu trong lĩnh vực Dầu khí. Bằng Kỹ sư tốt nghiệp tại PVU được công nhận chuẩn chất lượng ABET (Mỹ) và có giá trị quốc tế, được công nhận toàn cầu. Với những gì tốt đẹp nhất mà Trường Đại học Dầu khí Việt Nam mang lại, Edureview hy vọng bạn sẽ trở thành một phần của ngôi trường đáng tự hào này.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đại học Dầu khí Việt Nam – PVU của Huongnghiepcdm nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.
Nguồn: https://edureview.vn/review/dai-hoc-dau-khi-viet-nam-pvu