• Cẩm Nang
  • Giải Ngố
  • Kinh Nghiệm
  • Thị Trường
  • Toplist

Hướng Nghiệp CDM

Home » Review Đại học Bách Khoa TPHCM (HCMUT) có tốt không?

Review Đại học Bách Khoa TPHCM (HCMUT) có tốt không?

Tháng 10 14, 2024 Tháng 10 14, 2024 admin

Bạn đang xem bài viết ✅ Review Đại học Bách Khoa TPHCM (HCMUT) có tốt không? ✅ tại website Huongnghiepcdm có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đại học Bách Khoa đã không còn là cái tên xa lạ đối với học sinh và phụ huynh Việt Nam. Đây là một trong những ngôi trường danh giá ở Việt Nam, chuyên đào tạo các sinh viên có định hướng nghề nghiệp liên quan đến nhóm ngành cơ khí – kỹ thuật. Hiện nay, Đại học Bách Khoa có ba cơ sở, trải dài từ Bắc chí Nam, một trong số đó là Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh – ngôi trường đã và đang đào tạo rất nhiều cử nhân xuất sắc về kỹ thuật ở khu vực miền Nam. Bài viết ngày hôm nay sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát về trường đại học trên.

Thông tin chung

  • Tên trường: Trường Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc Gia TPHCM (tên viết tắt: HCMUT – Ho Chi Minh City University of Technology)
  • Địa chỉ: 268 Lý Thường Kiệt, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Website: https://www.hcmut.edu.vn/vi
  • Facebook: https://www.facebook.com/bku.edu.vn
  • Mã tuyển sinh: QSB
  • Email tuyển sinh: webmaster@hcmut.edu.vn
  • Số điện thoại tuyển sinh: (028) 38654087

Lịch sử phát triển

Năm 1976, Trung tâm Kỹ thuật Quốc gia được đổi tên thành Đại học Bách khoa TPHCM với 5 khoa chuyên ngành: Xây dựng, Điện-Điện tử, Thủy lợi, Cơ khí và Hóa học. Năm 1996, Trường Đại học Bách Khoa trở thành thành viên của Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.

Mục tiêu phát triển

Phấn đấu xây dựng trường Đại học Bách khoa – ĐHQG TPHCM trở thành trường đại học đào tạo trình độ cao, đa ngành, đa lĩnh vực; một trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ hàng đầu của miền Nam và của cả nước; một địa chỉ tin cậy, hấp dẫn đối với các nhà đầu tư phát triển công nghệ, giới doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Vì sao nên theo học tại trường Đại học Bách khoa – TPHCM?

Đội ngũ cán bộ

Tổng số cán bộ, công chức gồm hơn 930 cán bộ, trong đó có:

  • 09 Giáo sư và 103 Phó giáo sư. 
  • Hơn 338 Tiến sĩ
  • Hơn 443 Thạc sĩ.
  • 99 Giảng viên có trình độ đại học. 

Đây là đội ngũ cán bộ uy tín, dày dạn kinh nghiệm, nhiệt huyết trong hoạt động đào tạo nghiệp vụ và quản lý, trong nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.

Cơ sở vật chất

Khuôn viên trường Đại học Bách Khoa TPHCM hiện nay có tổng diện tích 41,23 ha với 240 phòng học. Phòng thí nghiệm có 180 phòng với diện tích 21.976 mét vuông. Bên cạnh đó, trường có 11 xưởng thực tập, phòng thực hành.

Thông tin tuyển sinh của trường Đại học Bách khoa – TPHCM

Thời gian xét tuyển

– Phương thức 1: Xét tuyển thẳng theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT

  • Thời gian nộp hồ sơ xét tuyển: trước 20/07/2022.

– Phương thức 2: Ưu tiên xét tuyển thẳng (UTXTT) và Ưu tiên xét tuyển (UTXT) theo quy định của ĐHQG-HCM:

  • Thời gian đăng ký xét tuyển: 25/5 – 15/6/2022.

– Phương thức 3: Xét tuyển thí sinh có chứng chỉ tuyển sinh quốc tế hoặc thí sinh người nước ngoài:

  • Thời gian xét tuyển (dự kiến): Hạn nộp hồ sơ trước 17g00 ngày 22/6/2022.

– Phương thức 4: Xét tuyển theo kết quả THPT kết hợp phỏng vấn đối với thí sinh dự tính du học nước ngoài:

  • Lịch trình xét tuyển dự kiến: Nộp hồ sơ đến hết ngày 19/6/2022.
Xem Thêm:   Review Đại học Quốc gia Hà Nội có tốt không?

– Phương thức 5: Xét tuyển tổng hợp bao gồm các tiêu chí về học lực (kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG-HCM, kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022, kết quả quá trình học tập THPT, Năng lực khác, Hoạt động xã hội): thông báo cập nhật sau.

Năm học 2023 – 2024, thời gian xét tuyển dự kiến của trường sẽ bắt đầu từ tháng 5/2023 đến cuối tháng 7/2023.

Đối tượng và phạm vi tuyển sinh

  • Thí sinh đã tốt nghiệp THPT.
  • Tuyển sinh trên phạm vi cả nước.

Phương thức tuyển sinh

Năm 2023, HCMUT có tổng cộng 5 phương thức tuyển sinh khác nhau, bao gồm:

  • Phương thức 1 (TTBO) (mã 301): Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT: 1% ~ 5% tổng chỉ tiêu.
  • Phương thức 2.1. (UTXTT) (mã 303): Ưu tiên xét tuyển thẳng (UTXTT) thí sinh giỏi, tài năng của trường THPT năm 2023 (theo quy định của ĐHQG-HCM): 5% tổng chỉ tiêu.
  • Phương thức 2.2. (UTXT) (mã 302): Ưu tiên xét tuyển (UTXT) theo quy định của ĐHQG-HCM (danh sách 149 trường THPT): 5% ~ 15% tổng chỉ tiêu.
  • Phương thức 3 (N-NGOAI) (mã 410): Xét tuyển thí sinh có chứng chỉ tuyển sinh quốc tế hoặc thí sinh người nước ngoài: 1% ~ 5% tổng chỉ tiêu
  • Phương thức 4 (P-VAN) (mã 414): Xét tuyển theo kết quả THPT kết hợp phỏng vấn đối với thí sinh dự tính du học nước ngoài: 1% ~ 5% tổng chỉ tiêu.
  • Phương thức 5 (K-HOP) (mã 701): Xét tuyển tổng hợp bao gồm các tiêu chí về học lực (kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG-HCM, kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT, kết quả quá trình học tập THPT), năng lực khác, hoạt động xã hội: 75% ~ 90% tổng chỉ tiêu.

Trường Đại học Bách Khoa TPHCM tuyển sinh các ngành nào?

Cũng như mọi năm, Đại học Bách Khoa TPHCM đón chào những thí sinh có nguyện vọng thi tuyển vào các ngành ở trường như: Công nghệ thông tin, Công nghệ chế tạo máy, Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, Chương trình tiên tiến ngành Điện tử viễn thông,… Sau đây là chỉ tiêu dự kiến và tổ hợp xét tuyển của từng ngành:

STT

Mã ngành Tên ngành Chỉ tiêu dự kiến

Tổ hợp xét tuyển

1 7480101 Khoa học máy tính 240  A00; A01
2 7480106 Kỹ thuật máy tính 100 A00; A01
3 7520101 Kỹ thuật Điện 670 A00; A01
7520207 Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông
7520216 Kỹ thuật Điều khiển – Tự động hóa
4 7520103 Kỹ thuật Cơ khí 300 A00; A01
5 7520114 Kỹ thuật Cơ điện tử 105 A00; A01
6 7520312 Kỹ thuật dệt 90 A00; A01
7540204 Công nghệ dệt may
7 7520301 Kỹ thuật hóa học 286 A00; B00;D07
7540101 Công nghệ thực phẩm
7420101 Công nghệ sinh học
8 7580201 Kỹ thuật xây dựng 644 A00; A01
7580205 Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông
7580202 Kỹ thuật xây dựng công trình thủy
7580203 Kỹ thuật xây dựng công trình biển
7510105 Công nghệ kỹ thuật vật liệu xây dựng
7580210 Kỹ thuật cơ sở hạ tầng
7520503 Kỹ thuật Trắc địa – Bản đồ
9 7580101 Kiến trúc 75 A01; C01
10 7520501 Kỹ thuật địa chất 130 A00; A01
7520604 Kỹ thuật dầu khí
11 7510601 Quản lý công nghiệp 120 A00; A01
12 7520320 Kỹ thuật môi trường 108 A00; A01; D01;D07
7850101 Quản lý tài nguyên và môi trường
13 7520118 Kỹ thuật hệ thống công nghiệp 90 A00; A01
7510605 Logistic và quản lý chuỗi cung ứng
14 7520309 Kỹ thuật vật liệu 175 A00; A01; D07
15 7520401 Vật lý kỹ thuật 50 A00; A01
16 7520101 Cơ kỹ thuật 50 A00; A01
17 7520115 Kỹ thuật Nhiệt 80 A00; A01
18 7510211 Bảo dưỡng công nghiệp 165 A00;A01
19 7520130 Kỹ thuật ô tô 90 A00; A01
20 7520122 Kỹ thuật tàu thủy  60 A00; A01
7520120 Kỹ thuật hàng không
Xem Thêm:   Làm thế nào để thực hiện một Portfolio thương mại ?

Bên cạnh đó, trường còn mở rộng chỉ tiêu tuyển sinh cho chương trình chất lượng cao, tiên tiến và tăng cường tiếng Nhật, quý bậc phụ huynh và các bạn sĩ tử có thể tìm hiểu thêm tại website của trường.

Học phí của trường Đại học Bách khoa – TPHCM là bao nhiêu?

Tùy vào chương trình đào tạo mà Đại học Bách khoa sẽ có mức học phí khác nhau. Năm 2022 học phí sẽ được tính tùy vào số môn sinh viên đăng ký:

  • Học phí trung bình dự kiến (chương trình chính quy đại trà): 27,500,000 VND
  • Học phí trung bình dự kiến (chương trình Tiên tiến, Chất lượng cao): 72,000,000 VND
  • Học phí trung bình dự kiến (Chất lượng cao tăng cường tiếng Nhật): 55,000,000 VND

Dựa trên mức học phí các năm về trước, năm 2023, dự kiến sinh viên sẽ phải đóng từ 15.000.000 VNĐ/năm học/sinh viên đại trà; 39.000.000 VNĐ/năm học/sinh viên Chương trình tiên tiến; 30.000.000 VNĐ/năm học/sinh viên CLC tăng cường tiếng Nhật. Mức thu này tăng 10%, đúng theo quy định của Bộ GD&ĐT. Tuy nhiên, trên đây chỉ là mức thu dự kiến, ban lãnh đạo trường Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc Gia TP.HCM sẽ công bố cụ thể mức học phí ngay khi đề án tăng/giảm học phí được bộ GD&ĐT phê duyệt.

Xem thêm: Học phí đại học Bách khoa là bao nhiêu?

Điểm chuẩn của trường Đại học Bách khoa – TPHCM chính xác nhất

Điểm trúng tuyển vào HCMUT dao động từ 21 – 28 điểm đối với phương thức xét tuyển bằng KQ thi THPT QG và từ 700 – 900 điểm đối với phương thức xét điểm thi ĐGNL của ĐHQG.HCM.

STT

Mã tuyển sinh Tên ngành Điểm trúng tuyển

(Điểm chuẩn)

A. ĐẠI HỌC CHÍNH QUY

1 106 Khoa học máy tính 75.99
2 107 Kỹ thuật máy tính 66.86
3 108 Kỹ thuật Điện, Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông, Kỹ thuật Điều khiển – Tự động hóa 60.00
4 109 Kỹ thuật Cơ khí 60.29
5 110 Kỹ thuật Cơ điện tử 62.57
6 112 Kỹ thuật dệt, Công nghệ dệt may 58.08
7 114 Kỹ thuật hóa học, Công nghệ thực phẩm, Công nghệ sinh học 58.68
8 115 Kỹ thuật xây dựng, Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông, Kỹ thuật xây dựng công trình thủy, Kỹ thuật xây dựng công trình biển, Công nghệ kỹ thuật vật liệu xây dựng, Kỹ thuật cơ sở hạ tầng, Kỹ thuật Trắc địa – Bản đồ 56.10
9 117 Kiến trúc 57.74
10 120 Kỹ thuật địa chất, Kỹ thuật dầu khí 60.35
11 123 Quản lý công nghiệp 57.98
12 125 Kỹ thuật môi trường, Quản lý tài nguyên và môi trường 60.26
13 128 Kỹ thuật hệ thống công nghiệp, Logistic và quản lý chuỗi cung ứng 61.27
14 129 Kỹ thuật vật liệu 59.62
15 137 Vật lý kỹ thuật 62.01
16 138 Cơ kỹ thuật 63.17
17 140 Kỹ thuật Nhiệt 57.79
18 141 Bảo dưỡng công nghiệp 59.51
19 142 Kỹ thuật ô tô 60.13
20 145 Kỹ thuật tàu thủy, Kỹ thuật hàng không 54.60

B. CHƯƠNG TRÌNH CHẤT LƯỢNG CAO, CT TIÊN TIẾN

1 206 Khoa Học Máy tính (CLC giảng dạy bằng tiếng Anh) 67.24
2 207 Kỹ Thuật Máy Tính (CLC giảng dạy bằng tiếng Anh) 65.00
3 208 Kỹ Thuật Điện – Điện Tử (CT Tiên tiến – GD bằng Tiếng Anh) 60.00
4 209 Kỹ Thuật Cơ Khí (CLC giảng dạy bằng tiếng Anh) 60.02
5 210 Kỹ Thuật Cơ Điện Tử (CLC giảng dạy bằng tiếng Anh) 64.99
6 211 Kỹ Thuật Cơ Điện Tử (Chuyên ngành Kỹ Thuật Robot) (CLC giảng dạy bằng tiếng Anh) 64.33
7 214 Kỹ Thuật Hóa Học (CLC giảng dạy bằng tiếng Anh) 60.01
8 215 Kỹ Thuật Xây Dựng; Kỹ Thuật Xây Dựng Công Trình Giao Thông (Nhóm ngành) (CLC giảng dạy bằng tiếng Anh) 60.01
9 217 Kiến Trúc (Chuyên ngành Kiến Trúc Cảnh Quan) (CLC giảng dạy bằng tiếng Anh) 60.01
10 218 Công nghệ sinh học (CLC giảng dạy bằng tiếng Anh) 63.99
11 219 Công Nghệ Thực Phẩm (CLC giảng dạy bằng tiếng Anh) 63.22
12 220 Kỹ Thuật Dầu Khí (CLC giảng dạy bằng tiếng Anh) 60.01
13 223 Quản Lý Công Nghiệp (CLC giảng dạy bằng tiếng Anh) 60.01
14 225 Quản lý Tài nguyên và Môi trường; Kỹ thuật Môi trường (Nhóm ngành) (CLC giảng dạy bằng tiếng Anh) 60.26
15 228 Logistics Và Quản Lý Chuỗi Cung Ứng (CLC giảng dạy bằng tiếng Anh) 64.8
16 229 Kỹ Thuật Vật Liệu (chuyên ngành Kỹ thuật vật liệu công nghệ cao) (CLC giảng dạy bằng tiếng Anh) 60.01
17 237 Vật Lý Kỹ Thuật (Chuyên ngành Kỹ Thuật Y Sinh) (CLC giảng dạy bằng tiếng Anh) 62.01
18 242 Kỹ Thuật Ô Tô (CLC giảng dạy bằng tiếng Anh) 60.13
19 245 Kỹ Thuật Hàng Không (CLC giảng dạy bằng tiếng Anh) 67.14
20 266 Khoa Học Máy Tính (CT Chất lượng cao – Tăng Cường Tiếng Nhật ) 61.92
21 268 Cơ Kỹ Thuật (CT Chất lượng cao – Tăng Cường Tiếng Nhật ) 62.37
Xem Thêm:   Review Trường Cao đẳng Giao thông vận tải Trung ương III có tốt không?

Mức điểm chuẩn dự kiến năm học 2023 – 2024 sẽ tăng thêm từ 1 đến 3 điểm so với năm học trước đó.

Xem thêm: Điểm chuẩn trường Đại học Bách khoa là bao nhiêu?

Những quyền lợi của sinh viên khi theo học tại Trường

Đại học Bách khoa – TPHCM là trường đào tạo đa ngành từ kỹ thuật, công nghệ cho đến quản trị kinh doanh,… với quy mô lớn và nhiều giảng viên chất lượng. 

Chương trình đào tạo liên kết với nước ngoài giúp sinh viên phát triển năng lực và nhanh chóng thích nghi môi trường làm việc chuyên nghiệp. 

Ngoài ra, nhà trường còn đẩy mạnh chương trình đào tạo quốc tế, các sinh viên của trường không chỉ giỏi Tiếng Anh mà các kiến thức chuyên môn cũng vững vàng.

Tốt nghiệp trường Đại học Bách khoa – TPHCM có dễ xin việc không?

Trường Đại học Bách Khoa TPHCM nằm trong top 10 trường đại học có cơ hội việc làm cao nhất TP HCM. Theo thống kê tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm sau 12 tháng là trên 90%.

Review đánh giá Trường Đại Học Bách Khoa TPHCM có tốt không?

Là một trong những trung tâm đào tạo kỹ sư hàng đầu của cả nước, những năm trở lại đây, Bách khoa HCM luôn được xếp vào các trường trọng điểm của quốc gia, tạo ra không ít cán bộ, kỹ sư tài giỏi cho tổ quốc. Trong tương lai, ĐHBK TPHCM hứa hẹn sẽ ngày càng củng cố CSVC, phát triển năng lực đội ngũ giảng viên và sinh viên, xây dựng một môi trường đào tạo lý tưởng cho nhân tài Việt.

Đánh giá bài viết
Hệ đào tạo

Đại học

Khối ngành

Kỹ Thuật

Tỉnh/thành phố

Hồ Chí Minh

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Review Đại học Bách Khoa TPHCM (HCMUT) có tốt không? của Huongnghiepcdm nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Nguồn: https://reviewedu.net/school/dai-hoc-bach-khoa-tphcm-hcmut

Bài viết liên quan

Review Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật số 1 Nghệ An có tốt không?
Review Trường Cao đẳng Y tế Yên Bái có tốt không?
Review Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh (QUI) có tốt không?

Chuyên mục: Giải Ngố

Previous Post: « Đại học Việt Bắc – VBU
Next Post: Review Trường Đại học Nguyễn Tất Thành (NTTU) có tốt không? »

Primary Sidebar

Bài Viết Mới

  • Chặng đường huy hoàng của Câu lạc bộ bóng đá Sanna Khánh Hòa BVN – Hành trình vinh quang trong lòng người hâm mộ
  • Xây dựng quy trình bán hàng của doanh nghiệp chuyên nghiệp
  • Jurgen Klopp – Hành Trình Sự Nghiệp Của Chiến Lược Gia Bóng Đá Nổi Tiếng Từ Khiêm Tốn Đến Vĩ Đại
  • Xây dựng cơ sở dữ liệu bán hàng siêu thị hoàn chỉnh, hiệu quả
  • Xã hội học là ngành gì? Cơ hội nghề nghiệp và trường đào tạo

Footer

Giới Thiệu Hướng Nghiệp CDM

Danh mục

  • Cẩm Nang
  • Giải Ngố
  • Kinh Nghiệm
  • Thị Trường
  • Tổng Hợp

Quảng Cáo

Bản quyền © 2025 · Liên Hệ Mua Guest Post 0869377629 Luck8