Trường Đại học Bách khoa Hồ Chí Minh (VNUHCM – UT) là một trường đại học chuyên ngành quy mô lớn tại Việt Nam, với thế mạnh về đào tạo chuyên sâu kỹ thuật, được đánh giá là một trong những trường đại học đầu ngành về đào tạo khối ngành kỹ thuật tại Việt Nam. Là thành viên của hệ thống Đại học Quốc gia và được xếp vào nhóm trường đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam. Thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu xã hội.
Với bề dày lịch sử, truyền thống và vị thế trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam, Nhà trường đã đào tạo cho xã hội nhiều kỹ sư, nhà khoa học, quản lý cấp cao… trong và ngoài nước. Hãy cùng Huongnghiepcdm tìm hiểu và khám phá về Đại học Bách Khoa TP.HCM nhé!
Tổng quan về Đại học Bách Khoa TP. HCM
Giới thiệu chung
- Tên trường: Đại học Bách Khoa – ĐHQG TP.HCM
- Tên bằng tiếng Anh: HCM University of Technology (VNUHCM-UT)
- Hệ đào tạo: Đại học – Sau Đại học
- Mã trường: QSB
- Trụ sở: 268 Lý Thường Kiệt, phường 14, quận 10, TP.Hồ Chí Minh
- Điện thoại: (028) 38654087
- Email tuyển sinh: webmaster@hcmut.edu.vn
- Facebook: www.facebook.com/bku.edu.vn/
- Website: http://www.hcmut.edu.vn/
Lịch sử phát triển
Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM được thành lập vào năm 1957 với tiền thân là Trung tâm Quốc gia Kỹ thuật. Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG – TP.HCM là một trường thành viên của hệ thống Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. Hiện nay, trường Đại học Bách Khoa là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lớn nhất các tỉnh phía Nam và là trường đại học kỹ thuật quan trọng của cả nước. Nhìn lại các cột mốc thời gian quan trọng của nhà trường:
- Năm 1957: Trung tâm Quốc gia Kỹ thuật được thành lập theo Sắc lệnh 213-GD ngày 29/06/1957, gồm 4 trường kỹ thuật, công nghệ và chuyên nghiệp: Trường Cao Đẳng Công Chánh, Trường Vô tuyến Điện, Trường Hàng Hải Thương Thuyền và Trường Thương Mại.
- 1972: Trung tâm Quốc gia Kỹ thuật được đổi tên thành Học viện Quốc gia Kỹ thuật theo Sắc lệnh 135SL/GD ngày 15/9/1972, gồm 6 trường thành viên.
- 1973: Học viện Quốc gia Kỹ thuật bị giải tán, trường được đổi tên Trường Đại học Kỹ thuật và là thành viên của Viện Đại học Bách khoa Thủ Đức.
- 1976: Trường được mang tên Trường Đại học Bách khoa theo Quyết định số 426/TTg ngày 27/10/1976.
- 1996: Trường được mang tên Trường Đại học Kỹ thuật trực thuộc Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh theo Quyết định số 1235/GD-ĐT ngày 30/3/1996.
- 2001: Trường được mang tên Trường Đại học Bách khoa theo Quyết định số 15/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức lại Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
Thành Tích
Với mục tiêu cải tiến liên tục và không ngừng nâng cao chất lượng, trường Đại học Bách khoa hiện đang dẫn đầu cả nước về số lượng chương trình đào tạo được kiểm định quốc tế.
- Đối với cấp cơ sở giáo dục, Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG-HCM là Trường duy nhất trong nước đạt đồng thời hai chuẩn kiểm định chất lượng quốc tế đối với cấp cơ sở giáo dục trong cùng một năm (2017), bao gồm tiêu chuẩn HCERES (của Châu Âu) với thời gian công nhận là 5 năm (từ 2017 – 2022) và tiêu chuẩn AUN-QA thuộc Mạng lưới các trường Đại học Đông Nam Á – AUN (ASEAN University Network).
- Đối với cấp chương trình đào tạo, tính đến nay (tháng 9/2021), trường đã có 29 chương trình đào tạo được công nhận và tái chứng nhận đạt chất lượng theo các tiêu chuẩn kiểm định quốc tế như ABET, AUN-QA, CTI, FIBAA, ACBSP, AMBA, IACBE, AACSB và 1 chương trình đào tạo được chứng nhận đáp ứng các tiêu chuẩn về giáo dục đại học với các tiêu chí đặc thù dành riêng cho các ngành liên quan đến Công nghệ Thực phẩm (chứng nhận bởi IFT – Hoa Kỳ).
Mục tiêu phát triển
Đại học Bách Khoa TP. HCM có sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao theo hướng nghiên cứu, ứng dụng. Nhà trường đang tập trung nguồn lực con người và cơ sở vật chất, xây dựng cơ chế quản trị hiệu quả để thực hiện tốt hai mảng chiến lược: Quốc tế hóa giáo dục đại học và xuất sắc trong khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo phục vụ chuyển giao tri thức.
Cơ sở vật chất tại VNUHCM-UT
Hiện nay, Nhà trường có hai cơ sở đào tạo và một Ký túc xá:
- Cơ sở Lý Thường Kiệt rộng 14 ha gồm: Văn phòng Đảng ủy, Hội đồng trường, Ban Giám hiệu, các phòng/ban, khoa, thư viện, bộ môn, trung tâm, phòng thí nghiệm… đào tạo sinh viên bậc đại học, đào tạo sau đại học, đào tạo các chương trình dành cho học viên người nước ngoài, các chương trình liên kết quốc tế và chương trình chất lượng cao.
- Cơ sở Dĩ An rộng 26 ha: Đào tạo sinh viên bậc đại học với các khu chức năng như nhà làm việc, giảng dạy, nghiên cứu, thư viện, khu phức hợp thể dục thể thao, dịch vụ,…
- Ký túc xá Bách khoa: có chức năng điều hành việc sinh hoạt, ăn ở và học tập ngoài giờ của sinh viên.
Nhà trường đầu tư xây dựng hơn 150 phòng thí nghiệm, xưởng thực tập, 5 phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia. Ngoài ra còn có các khu hoạt động thể chất: nhà thi đấu thể thao đa năng, sân đá banh, sân bóng rổ, …
Khuôn viên Đại học gồm các toà nhà giảng đường, phòng thực hành, thư viện, khu vực xã hội, khuôn viên thể thao và các tiện ích khác. Đặc biệt, tòa nhà giảng đường được trang bị hệ thống âm thanh và ánh sáng hiện đại. Phục vụ cho các buổi báo cáo, thuyết trình và giảng dạy. Thư viện trường được xây dựng với khoảng 200.000 quyển sách và tài liệu. Đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu của sinh viên và giảng viên.
Đội ngũ cán bộ giảng viên và cơ hội việc làm
Đội ngũ giảng viên tại Đại học Bách Khoa TP. HCM
Đại học Bách Khoa TP. HCM sỡ hữu đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm trong ngành. Các giảng viên của trường không chỉ có nền tảng kiến thức chuyên môn mạnh mà còn có kinh nghiệm thực tiễn trong hoạch định, quản lý dự án và xây dựng. Họ có khả năng truyền đạt kiến thức và kỹ năng cần thiết cho sinh viên phát triển năng lực và thành công trong sự nghiệp sau này.
- Gần 563 giảng viên, nghiên cứu viên
- 7 GS, 124 PGS, 234 tiến sĩ
- Hơn 98% giảng viên là Tiến sĩ, Thạc sĩ
Cơ hội việc làm sau khi ra trường của sinh viên ĐHQG
Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG-HCM có quan hệ đối tác cùng hàng trăm thỏa thuận đã được ký kết với trường đại học và viện nghiên cứu trên toàn thế giới. Hoạt động hợp tác quốc tế được thực hiện với nhiều hình thức: Trao đổi sinh viên và giảng viên theo các chương trình ngắn hạn và dài hạn; Các chương trình học tập ở nước ngoài; Các chương trình đào tạo chung và công nhận tín chỉ lẫn nhau cấp đại học, sau đại học; Các dự án nghiên cứu chung và Tổ chức hội nghị/hội thảo khoa học quốc tế…
Bên cạnh đó, Nhà trường đang hợp tác nghiên cứu, hợp tác đào tạo với các địa phương, doanh nghiệp, đối tác trong và ngoài nước nhằm nghiên cứu, tư vấn chính sách, phát triển nguồn nhân lực tại địa phương, nhất là các tỉnh, thành phố phía Nam. Nhà trường có mối quan hệ hợp tác tốt đẹp với nhiều tổ chức, doanh nghiệp trong việc tuyển dụng, trao học bổng, hỗ trợ điểm thực tập… cho sinh viên.
- Tổ chức Hội chợ, hội thảo tư vấn việc làm theo chuyên ngành tạo cơ hội tiếp xúc giữa các nhà tuyển dụng với sinh viên, giúp một số sinh viên tìm được việc làm hoặc nơi thực tập hướng nghiệp. Định hình tốt về tương lai.
- Thường xuyên giới thiệu sinh viên đi thực tế, thực tập tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp…lớn có tiếng, nhiều cơ hội va chạm phù hợp với chuyên ngành mà sinh viên được đào tạo.
- Trường phối hợp với các đơn vị, doanh nghiệp… tổ chức các buổi hội thảo, tư vấn giới thiệu việc làm cho sinh viên năm cuối với các tập đoàn, công ty lớn như như: Ngày hội việc làm SamSung, Unilever, DenSo Việt Nam, Panasonic,Sekisho…
Thông tin tuyển sinh Đại học Bách Khoa TP. HCM
Ngành đào tạo tại Đại học Bách Khoa TP.HCM
Hiện trường đang quản lý 12 Khoa – Trung tâm đào tạo, đào tạo 35 ngành bậc Đại học, 34 ngành bậc Thạc sĩ, 27 ngành bậc Tiến sĩ với tổng số hơn 23.000 sinh viên, trên 2.100 thạc sĩ và gần 300 nghiên cứu sinh.
Đại học Bách Khoa TP. HCM hiện có các chương trình đào tạo đa dạng và phong phú ở cả bậc Đại học và Sau Đại học. Cụ thể:
1. Đại học chính quy: Văn bằng chính quy
- Kỹ sư (các ngành kỹ thuật bậc đại học)
- Kiến trúc sư (ngành Kiến trúc)
- Cử nhân (các ngành kinh tế bậc đại học )
2. Đại học chính quy văn bằng 2: Văn bằng Cử nhân (chính quy)
- Xét tuyển thẳng: Thí sinh đã tốt nghiệp đại học chính quy trường ĐHBK-ĐHQG HCM.
- Thi tuyển: Thí sinh đã có bằng đại học chính quy công lập có khối thi tương ứng.
3. Đại học chính quy liên thông: Văn bằng Kỹ sư (chính quy) ngành Kỹ thuật Cơ khí
- Xét tuyển thẳng: Thí sinh đã tốt nghiệp cao đẳng ngành Bảo dưỡng công nghiệp trường ĐHBK-ĐHQG HCM loại giỏi.
- Thi tuyển: Thí sinh đã tốt nghiệp cao đẳng ngành Bảo dưỡng công nghiệp trường ĐHBK-ĐHQG HCM.
4. Đại học Vừa làm vừa học: Văn bằng Kỹ sư (hình thức đào tạo VLVH)
- Xét tuyển thẳng:
Tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng (ưu tiên các thí sinh đã tốt nghiệp cao đẳng các trường: cao đẳng Cao Thắng, cao đẳng Lý Tự Trọng, cao đẳng Xây dựng Tp.HCM, cao đẳng Điện lực Tp.HCM, cao đẳng Giao thông Vận tải III, cao đẳng Bến Tre).
Chuyển từ đại học chính quy trường Đại học Bách Khoa.
- Xét tuyển theo học bạ THPT: Tốt nghiệp THPT theo tổng các điểm trung bình các môn (thuộc tổ hợp môn xét tuyển) của các năm lớp 10, 11, 12.
5. Đại học Đào tạo từ xa qua mạng: Văn bằng Cử nhân (hình thức đào tạo từ xa) ngành Công nghệ thông tin.
6. Đào tạo Sau đại học: Văn bằng chính quy: Thạc sĩ, Tiến sĩ.
- Thạc sĩ: Tuyển thẳng, Xét tuyển, Xét tuyển kết hợp thi tuyển, Thi tuyển.
- Tiến sĩ: Xét tuyển.
- Dự bị Tiến sĩ: Xét hồ sơ.
Phương thức xét tuyển
- Phương thức 1 (TTBO) (mã 301): Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT: 1% ~ 5% tổng chỉ tiêu.
- Phương thức 2.1. (UTXTT) (mã 303): Ưu tiên xét tuyển thẳng (UTXTT) thí sinh giỏi, tài năng của trường THPT năm 2022 (theo quy định của ĐHQG-HCM): 5% tổng chỉ tiêu.
- Phương thức 2.2. (UTXT) (mã 302): Ưu tiên xét tuyển (UTXT) theo quy định của ĐHQG-HCM (danh sách 149 trường THPT): 5% ~ 15% tổng chỉ tiêu.
- Phương thức 3 (N-NGOAI) (mã 410): Xét tuyển thí sinh có chứng chỉ tuyển sinh quốc tế hoặc thí sinh người nước ngoài: 1% ~ 5% tổng chỉ tiêu
- Phương thức 4 (P-VAN) (mã 414): Xét tuyển theo kết quả THPT kết hợp phỏng vấn đối với thí sinh dự tính du học nước ngoài: 1% ~ 5% tổng chỉ tiêu.
- Phương thức 5 (K-HOP) (mã 701): Xét tuyển tổng hợp bao gồm các tiêu chí về học lực (kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG-HCM, kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT, kết quả quá trình học tập THPT), năng lực khác, hoạt động xã hội: 75% ~ 90% tổng chỉ tiêu.
Học phí dự kiến năm 2023 mới nhất
Trường ĐH Bách khoa TP.HCM cũng công bố mức học phí từng chương trình đào tạo cụ thể áp dụng cho năm học 2023-2024. Học phí được tính theo tín chỉ tùy theo số môn học đăng ký. Học phí trung bình mỗi tháng học của chương trình chính quy đại trà được thực hiện theo Quy định về học phí của Chính phủ (nghị định 81/2021/NĐ-CP ngày 27/08/2021). Học phí trung bình mỗi tháng học của chương trình Tiên tiến, Chất lượng cao được thực hiện theo Quyết định phê duyệt Đề án của Đại học Quốc gia TPHCM (Quyết định số 1640/QĐ-ĐHQG-ĐH&SĐH ngày 28/08/2014).
Trong đó:
- Chương trình tiêu chuẩn dạy bằng tiếng Việt, học phí khoảng 15 triệu đồng/học kỳ (tương đương khoảng 30 triệu đồng/năm 2 học kỳ).
- Chương trình tài năng dạy bằng tiếng Việt, học phí khoảng 15 triệu đồng/học kỳ (tương đương khoảng 30 triệu đồng/năm 2 học kỳ).
-
Chương trình tiên tiến dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh, học phí khoảng 40 triệu đồng/học kỳ (tương đương khoảng 80 triệu đồng/năm 2 học kỳ).
- Chương trình chuyển tiếp quốc tế (Úc, New Zealand) dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh. Học phí 2-2,5 năm đầu học tại Trường ĐH Bách khoa TP.HCM khoảng 40 triệu đồng/học kỳ (tương đương 80 triệu đồng/năm 2 học kỳ) và 2-2,5 năm cuối chuyển tiếp sang ĐH đối tác Úc/ New Zealand khoảng 566-807 triệu đồng/năm.
- Chương trình kỹ sư chất lượng cao Việt-Pháp (PFIEV) học bằng tiếng Việt, học phí khoảng 15 triệu đồng/học kỳ (tương đương 30 triệu đồng/năm 2 học kỳ).
- Chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh, học phí khoảng 40 triệu đồng/học kỳ (tương đương khoảng 80 triệu đồng/năm 2 học kỳ).
- Chương trình định hướng Nhật Bản, dạy chuyên môn theo chương trình tiêu chuẩn kết hợp đào tạo tiếng Nhật giao tiếp chuyên ngành, một số môn chuyên ngành dạy bằng tiếng Nhật, học phí khoảng 30 triệu đồng/học kỳ (tương đương khoảng 60 triệu đồng/năm 2 học kỳ).
-
Chương trình chuyển tiếp quốc tế (Nhật Bản) 2,5 năm đầu học tại Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, học phí khoảng 30 triệu đồng/học kỳ (tương đương 60 triệu đồng/năm 2 học kỳ); 2 năm cuối chuyển tiếp sang ĐH đối tác Nhật học phí khoảng 112 triệu đồng/năm.
Bên cạnh đó, VNUHCM-UT có nhiều chế độ miễn, giảm học phí dành cho tân sinh viên. Và có nhiều hình thức hỗ trợ tài chính khác như học bổng, vay vốn sinh viên,… Để biết thông tin chính xác về học phí và chính sách hỗ trợ tài chính của trường. Bạn có thể liên hệ trực tiếp với Phòng Tài chính – Kế toán của nhà trường để được tư vấn cụ thể.
Học bổng cho tân sinh viên Đại học Bách Khoa TP. HCM
Với mục tiêu phát triển Đại học Bách Khoa TP. HCM hội nhập với các trường đại học hàng đầu nước ta. Trong mỗi kỳ tuyển sinh và trong học kỳ, VNUHCM-UT đều dành nhiều suất học bổng cho các sinh viên. Tạo điều kiện cho sinh viên có thêm động lực học tập trong môi trường năng động, cơ sở vật chất hiện đại. Đây là chính sách được duy trì hàng năm của Đại học Bách Khoa TP.HCM nhằm khuyến khích tài năng. Với định hướng lấy sinh viên làm trung tâm, Đại học Bách Khoa TP.HCM luôn tạo nhiều điều kiện thuận lợi trong học tập dành cho sinh viên.
- Học bổng toàn phần bậc đại học Panasonic
- Học bổng Denso
- Học bổng Sumitomo
- Chương trình học bổng Nitori
- Học bổng “Crystal Associate” của Tập đoàn Crystal
- Học bổng Lawrence S.
- Học bổng sinh viên thực tập tốt nghiệp
- Học bổng nữ sinh Microsoft
- Quỹ học bổng Lotte
- Học bổng tài trợ Zeon và Toyota
- Học bổng Tập đoàn Zeon…
Ngoài ra trường còn tổ chức và giành ra rất nhiều suất học bổng giá trị cho sinh viên năm nhất. Sinh viên tài năng có giá trị lên đến 100% học phí, cũng như các suất học bổng du học nước ngoài…
Hoạt động của sinh viên Đại học Bách khoa TP. HCM
-
CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC THUẬT – NGHIÊN CỨU – NGOẠI KHÓA NỔI BẬT
• OISP Fieldtrip: Chuỗi kiến tập đầu khóa tại doanh nghiệp
• OISP English Program – OEP: Chương trình Tiếng Anh Pre-University
• OISP Presentation Contest: Cuộc thi thuyết trình dự án cộng đồng
• OISP CAMP: Hội trại truyền thống
• OISP Science & Technology Symposium: Hội nghị khoa học và công nghệ
• Bách Khoa Innovation: Cuộc thi đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp
• OISP International Festival: Lễ hội sinh viên quốc tế
• Breaking Records: Cuộc thi ca hát và biểu diễn âm nhạc
• BK League: Giải vô địch bóng đá nam sinh viên Bách khoa
• OISP GALA: Đêm hội tôn vinh các gương mặt sinh viên xuất sắc
• OISP 2021: Group trao đổi thông tin học tập dành cho toàn thể sinh viên OISP khóa 2021 (các chương trình Chất lượng cao, Chất lượng cao Tăng cường Tiếng Nhật, Tiên tiến, Chuyển tiếp Quốc tế, Tăng cường Tiếng Nhật
• OISP Transfer Students: Group riêng dành cho sinh viên chương trình Chuyển tiếp Quốc tế -
CÁC TỔ CHỨC – CÂU LẠC BỘ (CLB) SINH VIÊN
• Đoàn khối OISP (OYU): Đoàn khối – Liên Chi hội Sinh viên OISP
• OISP Student Ambassadors (OSA): CLB Đại sứ Sinh viên OISP
• House Of OISP Pioneering Elements – HOPE: CLB HOPE (chuyên về truyền thông, sự kiện)
• Developer Student Clubs – HCMUT (DSC-HCMUT): CLB lập trình (do Google tài trợ)
• OISP English Club (OEC): CLB Tiếng Anh OISP
• OISP Japanese Club (OJC): CLB Tiếng Nhật OISP
• BOMB CLUB – CLB Văn Nghệ Bách Khoa – OISP: CLB Âm nhạc OISP
• OISP E-Sports Club (OES): CLB Thể thao Điện tử OISP
• OISP Football Club (OFC): CLB Bóng đá OISP
• OISP Volunteer Club (OVC): CLB Tình nguyện OISP
Ở Đại học Bách Khoa TP. HCM sinh viên được khuyến khích tham gia các CLB. Từ các lĩnh vực học thuật, truyền thông, thể thao, giải trí,… cùng với các hoạt động tình nguyện sôi nổi từ Đoàn – Hội nhà trường. Sinh viên VNUHCM-UT là những con người cá tính, riêng biệt, làm chủ bản thân, bứt phá mọi giới hạn. Ở CLB, sinh viên nhà trường có cơ hội bổ sung các kiến thức học thuật chuyên ngành, ứng dụng tính thực tiễn vào từng giá trị môn học. Và CLB là nơi sinh viên được trải nghiệm, rèn luyện kỹ năng mềm, xây dựng các mối quan hệ trong môi trường đại học.
Cựu sinh viên nổi tiếng
Ngoài những thành công đạt được trong quá trình giảng dạy và nghiên cứu. Thì sự thành công của các cựu sinh viên cũng là niềm tự hào của trường cũng như toàn bộ sinh viên. Và tại trường Đại học Bách khoa Hồ Chí Minh cũng không ngoại lệ. Cựu sinh viên VNUHCM-UT đã gặt hái được rất nhiều thành công, đóng góp nhiều giá trị tích cực cho kinh tế – xã hội. Phải kể đến như:
-
Trương Hòa Bình, Phó thủ tướng thường trực Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
-
Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nguyên Phó Thủ tướng, nguyên Bộ trưởng Bộ giáo dục và từng là Phó Hiệu trưởng Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh.
-
Phạm Đức Long – Tổng giám đốc VNPT
-
Trần Bá Dương, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Ô tô Trường Hải (Thaco).
Các cựu sinh viên này đã góp phần làm nên sự thành công của Đại học Bách Khoa TP.HCM trong việc đào tạo các nhân tài trong lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ cho đất nước.
Lời kết
Trường Đại học Bách khoa Hồ Chí Minh là ngôi trường đáng để theo học. VNUHCM – UT luôn chú trọng đầu tư cơ sở vật chất để nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập của sinh viên, là điểm đến uy tín và chất lượng cho sinh viên các tỉnh Nam Bộ. Sinh viên VNUHCM – UT có cơ hội học tập trong môi trường học tập năng động, xây dựng các mối quan hệ. Tạo điều kiện tối đa để sinh viên VNUHCM – UT phát triển và hoàn thiện bản thân, rèn luyện nhiều kỹ năng cần thiết. Hy vọng bài viết chia sẻ chi tiết về Trường Đại học Bách khoa Hồ Chí Minh sẽ cung cấp cho bạn những thông tin thực sự hữu ích và giá trị!
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đại học Bách khoa – ĐHQG TP. HCM của Huongnghiepcdm nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.
Nguồn: https://edureview.vn/review/truong-dai-hoc-bach-khoa-dhqg-tp-ho-chi-minh-vnuhcm-ut