Trong kiến trúc hay bất kì lĩnh vực nào, những ý tưởng đáng nhớ nhất thường có thể được cô đọng thành những câu từ, đoạn văn có sức khái quát cao. Và những đoạn văn trong danh sách chọn lọc dưới đây sẽ mang đến cho bạn những bài học có giá trị lâu dài mà không cần bỏ quá nhiều thời gian cho việc đọc. Bao quát mọi thứ từ bồn cầu tới những thiết kế của kiến trúc sư vĩ đại Adolf Loos, từ công trình công cộng cho tới nhà riêng, từ màu sắc tới hiện tượng học, 8 đoạn trích/ đầu sách này xứng đáng nằm trong danh sách cần đọc của những bạn đang theo đuổi lĩnh vực kiến trúc.
>> Du học ngành Kiến trúc và Xây dựng
1. “Planning the Powder Room” bởi Denise Scott Brown
Bài luận dí dỏm “Planning the Powder Room” (tạm dịch là hoạch định phòng tắm) là bài viết không được nhiều người biết đến của Denise Scott Brown, đồng tác giả cuốn sách có sức ảnh hưởng lớn “Learning From Las Vegas”.
Bài luận được viết năm 1967 nhưng tới nay vẫn được công luận đón nhận rộng rãi. Tác giả đưa ra lời phê bình thẳng thắn về các phòng vệ sinh công cộng – rèm cửa thường không có móc, bồn rửa luôn không có rèm móc che khiến mọi người phải chịu nhìn lũ đồ xấu xí kẹp giữa hai chân người đang đi vệ sinh. Sau đó, Scott Brown chỉ ra thiết kế đơn giản để có thể chấm dứt những thứ phi thực tế hàng ngày dễ dàng thế nào. Bài luận chỉ ra sự cần thiết của việc thiết kế nhà vệ sinh cẩn thận và việc này cần được xem như là ưu tiên thứ 2 (nếu không thể là ưu tiên số 1). Bài luận được đăng trên số báo tháng 4 của AIA Journal, từ trang 84. Các bạn có thể đọc bài viết này cùng nhiều tác phẩm khác của AIA Journal tại ncmodernist.
2. “Ornament and education” của Adolf Loos
Adolf Loos sở hữu lượng bài viết khổng lồ về kiến trúc đăng trên nhiều báo và tạp chí, trong đó nổi tiếng nhất là “Ornament and Crime” (tạm dịch: Trang trí và Tội ác). Tuy nhiên, bài viết này đã khiến Loos mất đi sức hút bởi lập trường bài xích nghệ thuật trang trí cực đoan và giáo huấn.
14 năm sau đó, để khẳng định vị trí bản thân và tạo nên sự tách biệt, ông viết “Ornament and Education” (tạm dịch Trang trí và Giáo dục). Trong tác phẩm này ông phản đối những người hiểu nhầm bài luận gốc của ông theo ý “trang trí nên bị xóa bỏ một cách hệ thống và tận gốc”. Ông đưa ra quan điểm toàn diện hơn trước, tái khẳng định rằng “những người hiện đại, với đầu óc hiện đại, không cần đến sự trang trí” trong khi thừa nhận “trang trí cổ điển tạo nền tảng cho việc định hình các đồ dùng và vật dụng hàng ngày”. Bài luận được Ariadne Pres đưa vào cuốn sách tuyển tập các bài luận chọn lọc.
3. Tập truyện ngắn: “London in two-and-a-half dimensions” của CJ Lim
Vừa viễn tưởng vừa theo hơi hướng kiến trúc eye candy bắt mắt, 10 truyện ngắn trong bộ sưu tập tạm dịch “London trong không gian 2-chiều-rưỡi” thấm đẫm chất tự sự xoay quanh nội dung kiến trúc. Sự kết hợp không đồng đều giữa thực và ảo, kiến trúc và viễn tưởng, hình mẫu và từ ngữ tạo ra một trong những bài viết về kiến trúc thú vị nhất.
4. “Towards a Critical Regionalism” của Kenneth Frampton
Đáp lại nhu cầu của những người như Hannah Arendt, Paul Ricœur, Walter Benjamin và Martin Heidegger, Kenneth Frampton khám phá vai trò của kiến trúc trong việc phát triển “sự vô chỗ tổng quát” bằng ánh sáng nhân tạo và san ủi đất thành mặt phẳng nhẵn bóng. Qua 6 điểm nổi bật, trường hợp Chủ nghĩa khu vực phê phán được tạo ra, mang đến một nền kiến trúc có giá trị với khát khao vũ trụ và bối cảnh địa lý hơn so với “xu hướng phương Tây nhằm diễn giải môi trường trong những thuật ngữ nhận thức chuyên biệt”. Bạn có thể đọc bài luận tại trang isites của Đại học Harvard.
>> Tìm hiểu du học ngành Kiến trúc
5. “How to colour” của Lisa Robertson
“Chúng ta chính là người tạo ra thứ kích thích mang tên sắc màu. Thế nhưng, chúng ta không thể kiểm soát màu sắc. Khi chúng ta sẩy chân vấp phải giới hạn, ta đỏ mặt. Sự chênh lệch và tính mong mang thật đáng xấu hổ và buồn cười” Lisa Robertson viết.
Vừa là một bài luận về màu sắc mang tính lịch sử, vừa giống một tác phẩm văn học trừu tượng, bài luận mang đến một cái nhìn mới mẻ về sự kì diệu và ảnh hưởng của màu sắc. “How to colour” chỉ là một trong số rất nhiều bài luận ngắn về các công trình, không gian, địa điểm, nghệ thuật và tương tác hàng ngày với môi trường trong cuốn sách của Robertson – “Occasional Work and Seven Walks from the Office for Soft Architecture”. Bạn có thể đọc toàn bộ cuốn sách, với bản PDF mã nguồn mở tại đây.
6. “The Eyes of the Skin” của Juhani Pallasmaa
Nằm trong danh sách cần đọc của nhiều sinh viên năm nhất, “The Eyes of the Skin” xứng đáng là một tác phẩm đáng đọc dù nó bị hiểu nhầm là khuôn giáo trong văn học kiến trúc. Cuốn sách dễ đọc, tiết lộ mối liên quan mật thiết giữa kiến trúc và cơ thể, kí ức, cảm giác và thời gian của chúng ta, gần như theo phương pháp đối thoại. Bạn có thể tìm bản scan cuốn sách trên courtesy trực tuyến của Đại học California, Berkeley tại đây.
7. “In Praise of Shadows” bởi Junichiro Tanizaki
Phát hành năm 1933, bài viết “Trong lời ngợi ca của những cái bóng” của Junichiro Tanizaki vẫn có tính thiết thực thậm chí có sức ảnh hưởng lớn hơn trong xã hội ngày một đa văn hóa như hiện nay.
Bằng việc xem xét những cái bóng, tác giả làm sáng tỏ những ảnh hưởng văn hóa mà chúng ta mù quáng chấp nhận, dành nhiều thời gian và năng lượng cho chúng. Nghiên cứu kĩ về môi trường không thuộc địa nơi các bệnh viện dùng chiếu tatami, bút lông chải, giấy dày và mềm “nơi việc đi vệ sinh cũng trở thành một niềm hạnh phúc”, Tanizaki sử dụng thẩm mĩ Nhật Bản đầy thơ mộng như một ống kính để thảo luận về kiến trúc, đồ vật và sự tương phản giữa văn hóa Đông-Tây. Bạn có thể đọc bài tiểu luận trực tuyến tại School of Visual Arts hoặc mua cuốn sách với lời mở đầu viết bởi Charles Moore và lời kết đầy tính phân tích bởi Thomas J Harper tại đây.
8. “Window” của Beatriz Colomina
Ai cũng biết rằng Le Corbusier là một “problematic fave” (người hoặc nhân vật có những hành vi hay quan niệm mà bạn hoàn toàn không đồng tình/chấp nhận nhưng bạn vẫn không thể ngưng phát cuồng vì họ) của thế giới kiến trúc, không ai có thể lý giải điều này giỏi như Beatriz Colomina. Trong Window, một bài luận tiếp cận đặc biệt trong cuốn Privacy and Publicity: Modern Architecture as Mass Media, Colomina sử dụng cửa sổ và các tình huống của Le Corbusier để thảo luận về công khai, riêng tư, đại diện các công trình và sự phô bày của phụ nữ.
Nguồn: Archdaily
Từ Huongnghiepcdm.edu.vn: Bạn biết đấy, đọc sách tham khảo là một trong những yêu cầu số một của các trường Đại học ở nước ngoài. Với mỗi môn học, lại có những đầu sách mà các giảng viên buộc sinh viên phải đọc sách tham khảo để đào sâu nghiên cứu về lĩnh vực theo đuổi. Thời gian tới, Huongnghiepcdm.edu.vn sẽ giúp bạn lại gần hơn với những đầu sách này để tìm hiểu thêm về ngành học mà bạn đang cho vào tầm ngắm, giúp bạn có lựa chọn phù hợp nhất cho chuyến du học sắp tới.