Tác giả Marta Sukhno của trang Mastersportal chỉ ra 5 quan niệm sai lầm của công luận nói chung khi nghe đến cụm từ “du học”.
>> Những niềm tin sai lầm trước khi đi du học
>> Những quan niệm sai toét về nước Úc
1. Du học rất đắt đỏ
Mới nghe qua một kế hoạch du học chắc hẳn bạn sẽ nhìn thấy rất nhiều khoản chi tốn kém, từ học phí, chi phí ăn ở, chi phí cho dụng cụ học tập, vé máy bay… Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều người đã từng đi du học mà chẳng tốn đồng nào – đó là những người đi du học bằng học bổng, hoặc có cả những người đi du học với một số tiền chỉ đủ để “tồn tại” ở nước ngoài trong một năm đầu và tự tìm cách xoay sở vào những năm tiếp sau bằng công việc làm thêm.
Lời khuyên từ Hotcourses: Bạn có thể lên kế hoạch săn học bổng hay dành dụm cho chuyến du học bằng khả năng của mình ngay từ bây giờ. Quan trọng là phải tìm hiểu chính xác số tiền mà bạn sẽ phải cần đến trong thời gian du học là bao nhiêu, bởi vì nếu chỉ biết “rất đắc” mà không biết đắt đến mức nào thì bạn sẽ chẳng biết nộp học bổng nào cho phù hợp, hay chuẩn bị bao nhiêu cho đủ. Ví dụ: không phải ai cũng biết du học sinh theo học các chương trình Đại học công lập của Pháp chỉ phải đóng có khoảng 10 – 15 triệu đồng học phí mỗi năm!
>> Thành phố du học nào rẻ nhất châu Âu?
>> So sánh chi phí du học các nước
2. Các bảng xếp hạng là cách tốt nhất để tìm kiếm trường Đại học
Điều này không phải lúc nào cũng đúng. Bạn nên quan tâm nhiều hơn đến bảng xếp hạng các trường Đại học theo ngành học cụ thể bởi vì mỗi bảng xếp hạng sẽ có một tiêu chí đánh giá khác nhau. Chẳng hạn, nếu bạn muốn học Hóa thì Technische Universität München lọt vào top 25 các trường Đại học tốt nhất châu Âu về môn Hóa (QS World University Ranking – Chemistry 2013/2014), tuy nhiên trường này lại chỉ xếp thứ 53 trên bảng xếp hạng trường Đại học (QS World University Ranking 2014/2015).
Lời khuyên từ Hotcourses: Bạn có thể cập nhật thông tin về các bảng xếp hạng trên Hotcourses rồi tìm hiểu các bài báo nước ngoài viết về trường Đại học mà bạn đang để mắt đến để rút ra đánh giá chất lượng của riêng mình. Việc đọc các nhận xét của cựu du học sinh đi trước cũng sẽ giúp bạn có cái nhìn cận cảnh về ngôi trường, ngành học ấy.
>> BXH theo môn học 2014
>> Các bảng xếp hạng Đại học
>> BXH các trường đại học hàng đầu của THE World University Ranking 2014 – 2015
3. Rất khó được nhận vào học các trường ở nước ngoài vì có sự khác biệt giữa hệ thống giáo dục rất lớn giữa nước họ với nước mình
Hầu hết các trường Đại học thường chấp nhận sinh viên nước ngoài dựa trên kết quả bảng điểm trung học phổ thông của bạn (cho cấp độ cử nhân) và bảng điểm đại học (cho cấp độ) sau đó.
Lời khuyên từ Hotcourses: Có hàng trăm ngàn du học sinh Việt vẫn đi nước ngoài học mỗi năm và trong số đó không phải ai cũng có bảng điểm tổng kết “như mơ”. Mỗi trường, mỗi chương trình học đều ghi rõ yêu cầu đầu vào trên trang tin của trường, bạn có thể tìm hiểu cụ thể các điều kiện tuyển sinh trước khi biết mình có nên đăng ký hay không.
>> Gợi ý các bước lên kế hoạch du học 2014-2015
4. Việc được vào những trường hoành tráng như Oxford hay Cambridge dường như là không thể
Dù những trường này có tỷ lệ “chọi” rất khắc nghiệt nhưng khả năng được nhận vào học là vẫn có. Quan trọng là bạn có sự chăm chút kỹ lưỡng cho CV của mình từ những ngày trung học không thôi!
Lời khuyên từ Hotcourses: Đã có những người Việt Nam khác từng theo học ở Oxford và Cambridge. Bạn có thể “google” để tìm hiểu xem họ đã chuẩn bị cho quá trình “được nhận vào Oxford/Cambridge” như thế nào nhé!
>> Học Thạc sĩ giảng dạy tiếng Anh TESOL tại Đại học Oxford Brookes
5. Tất cả các trường Đại học đều nhận ứng viên cho đến tháng 5
Nên nhớ rằng thời hạn đăng ký tùy thuộc vào từng trường Đại học và chương trình mà bạn lựa chọn. Đối với một số trường, thời hạn đăng ký có khi lại vào tháng 1 cho khóa nhập học mùa thu!
Vậy nên, bạn cần đưa ra quyết định về chương trình học thật sớm để không bị trễ hạn.
>> 10 thắc mắc bạn rất nên hỏi trường Đại học đang quan tâm