Không dễ gì để mở rộng mạng lưới bạn bè và cả các mối quan hệ công việc, quan trọng là bạn có biết cách “cư xử” trong lần gặp gỡ đầu tiên hay không mà thôi. Theo dõi video dưới đây được chia sẻ từ bài viết được đăng trên Huffingtonpost để “điểm mặt” một số lỗi tệ hại nên tránh khi chuyện trò, kết bạn:
>> Tìm hiểu ngày quốc tế đa văn hóa
>> 7 cử chỉ bằng tay có thể sẽ khiến bạn gặp rắc rối khi ra nước ngoài
#1. Quá e lệ, nhát gừng khi được người khác hỏi thăm.
Một khi chỉ đưa ra những câu trả lời “có/không” ngắn ngủn, chắc chắn người đó sẽ chẳng mặn mà với việc tìm hiểu thêm về bạn, và như vậy nghĩa là bạn vừa mất cơ hội mở rộng thêm một mối quan hệ mới. Bài học rút ra là cần phải cởi mở hơn trong khi trò chuyện, nếu có thể “chêm” vào một số câu đùa hóm hỉnh và các thông tin thú vị thì càng tốt.
>> Các khóa học giao tiếp trực quan tại Singapore
#2. Sử dụng quá nhiều buzzword (tạm dịch là thuật ngữ – chuyên được sử dụng bởi những người không có chuyên môn để giả bộ mình có chuyên môn)
Điều này sẽ khiến bạn tỏ ra mình là một người thích thể hiện, trong một số trường hợp có thể dẫn đến lố bịch và phản cảm.
#3. Quơ quàng tìm kiếm danh thiếp để rồi phát hiện ra đã quên ở nhà và tệ hơn là… viết lấy viết để trong lòng bàn tay của người đối diện
Điều này có thể khiến đối phương đánh giá bạn là người mau quên, luộm thuộm và thậm chí là thiếu lịch sự tối thiếu khi chưa được cho phép mà vẫn viết lên tay người khác.
Trong trường hợp lỡ quên danh thiếp thật, bạn có thể xin phép người đó để được viết thông tin liên lạc vào sổ tay của họ hay một mẩu giấy nào đó có thể xin được từ người bồi bản chẳng hạn.
>> 5 công cụ số giúp bạn tìm công việc đầu đời
#4. Quên mất mình đang cầm đồ uống trên tay hoặc uống quá nhiều thức uống có cồn
Cẩn thận kẻo sẽ trở thành trò cười cho cả buổi gặp gỡ nếu bạn quá trớn và uống quá nhiều bia! Rượu vào lời ra, hình ảnh bạn hẳn sẽ bị ảnh hưởng không tốt. Khi đứng nói chuyện với một cốc nước trên tay, tránh hăng hái quá mà vung ly lung tung kẻo bắn nước vào người khác!
Một lưu ý nhỏ là khi ngồi/đứng nói chuyện trước đông người, bạn có thể bỏ ly nước xuống đâu đó trước khi lên “diễn đàn” phát biểu, thay vì khư khư giữ ly nước trong tay.
#5. Cười vô ý tứ
Trong video, cô nàng nhân vật chính đã… phun thẳng ngụm nước đang uống dở sau được nghe kể chuyện cười, điều này thật sự là một tai họa. Thế nên, cười đúng chỗ, có ý tứ cũng thật là một bài tập cần được rèn luyện. Với những câu chuyện cười “nhạc thếch”, một nụ cười nhẹ đôi khi cũng sẽ khiến người đối diện đỡ “quê” và chứng tỏ bạn là người biết cư xử.
Còn bạn, bạn có trải nghiệm giao tiếp “nhớ đời” nào không? Chia sẻ cho Hotcourses ngay bên dưới nhé!
>> Tạo dựng quan hệ với người bản xứ trước khi đi du học
>> Những người không nên kết bạn cùng khi đi du học